Nhà thờ đá Phát Diệm tọa lạc trên toàn bộ diện tích 58.000m2, riêng khuôn viên nhà thờ 38.000m2. Trong đó gồm một ngôi nhà thờ chính tòa ở giữa trung tâm, phía trước là phương đình và 5 nhà thờ nhỏ xung quanh.
Quần thể kiến trúc nhà thờ này đã được Bộ văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (Quyết định số 28/VHQĐ, ngày 18/1/1988).
Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên:
Toàn cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình được Bộ văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (Quyết định số 28/VHQĐ, ngày 18/1/1988).
Điểm nhấn của nhà thờ này là được xây dựng hầu hết bằng chất liệu đá. Đây là loại đá đặc biệt, chạm trổ hết sức công phu.
Nhà thờ này được xây dựng trong quần thể di tích 58.000m2 vào năm 1883.
Chính việc xây dựng hoàn toàn bằng đá mà du khách thập phương gọi nhà thờ lớn Phát Diệm bằng cái tên quen thuộc là "Nhà thờ đá Phát Diệm".
Cận cảnh các hoa văn Nhà thờ được chạm trổ hết sức công phu.
Bức phù điêu trình bày một cụm sen với các chi tiết diễn tả vòng đời của cây sen từ khi đâm chồi, thành nụ, nở hoa, hoa già, kết quả và lá già rũ xuống. Không chỉ được chạm trổ công phu, bức phù điêu đá này còn phát ra màu xanh, tựa màu xanh ngọc.
Cận cảnh phần xà được tạo nên từ đá, chạm trổ tỉ mỉ, công phu.
Phía trong ngôi nhà thờ bằng đá cẩm thạch nhẵn bóng, với những đường nét thanh thoát nhẹ nhàng.
Điểm nổi bật của trong kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tất các các hạng mục được bố trí theo một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương.
Bức chạm lớn thông phong rất tinh vi, một mặt là biểu tượng âm dương, mặt ngoài là hình con sư tử hình mặt người đang cười.
Nhà thờ dài 15,3m, rộng 8,5m, cao 6m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá.
Vách hai bên là những chấn song đá, gần vách có những bức đá chạm thông phong (chạm lộng) hình cây tùng và cúc (phía Đông), mai và trúc (phía Tây).