Như Trương Vĩnh Ký viết trong đoạn mở đầu: “Chúng ta hãy rảo khắp Sài Gòn cổ, hãy tham quan hết mọi nẻo vùng và nói lên những nhận định về mặt địa lý lẫn lịch sử. Sài Gòn thời xưa thế nào? Trước và dưới triều đại Gia Long? Dưới thời Minh mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ra sao? Cảnh vật Sài gòn khi người Pháp mới tới thế nào?“.
Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
Tập sách cũng bao gồm phần tư liệu và bản đồ của trung tá Coffyn với nhan đề Saigon ville de 500 âmes (Sai Gòn thành phố 500 dân). Nói về cuốn sách, Nguyễn Đình Đầu đã nhận định: “Trương Vĩnh Ký nói về quá khứ Sài Gòn. Còn Coffyn nói về tương lai Sài Gòn. Như vậy giúp ta nhận thức về Sài Gòn có trước có sau vậy“. Phần bản gốc tiếng Pháp in trong tập sách này là tư liệu quý đối với những người làm nghiên cứu. Về phần sơ đồ và hình ảnh, sách có:
Xem thêm
• [Giới thiệu sách hay] Sức mạnh của sự trầm lắng: Những giá trị đáng trân trọng của người hướng nội
• [Review sách hay] Sống bán nông bán X: Một mối quan hệ bền chặt
“Sài Gòn xưa là tên thành phố Chợ Lớn bây giờ. Theo tác giả “Gia Định thành thông chí”, Sài là tiếng mượn từ chữ Hán, có nghĩa là củi gỗ. Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn hay cây gòn.
Về sau, người Pháp đã gọi tên thành phố là Sài Gòn vì họ thấy tên đó trong các bản đồ địa lý do người Âu Tây vẽ, ở đây người ta chỉ tên thành phố bằng tên gọi bao quát nhưng là tục danh xưa dùng để gọi toàn thể địa phận tỉnh Gia Định”. (Trương Vĩnh Ký)
Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
“Ngôi chợ lớn hơn cả và việc buôn bán sầm uất nhất nằm từ cột cờ Thủ ngữ tới đường Mac-Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), trên khúc đường này cho tới nhà lao là nơi sinh sống của các thầy bói và thợ tiện (dãy thầy bói và đường thợ tiện). Nhà cửa trong phố buôn bán này được xây dựng khang trang hơn, đều bằng gỗ tốt và lợp ngói. Từ đó đến chợ Cầu Ông Lãnh là địa phận thôn Long Hưng, ở đây có nhiều nhà làm trên bờ sông và cả ngoài đường. Trên đường Boresse (nay là Calmette), có một con hẻm tồi tàn mà hai bên là những túp lên của dân nô lệ Lào đã được phóng thích, họ làm những thúng xách nước bằng lá dừa nước. Con rạch (từ rạch Bến Nghé) vào Lò heo gọi là rạch Cầu Ông Lãnh, ngang rạch có chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua. Chiếc cầu này đã dùng đặt tên cho cả xóm (cầu Ông Lãnh)”. (Sài Gòn dưới thời Minh Mạng)
Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
“Việc cho thoát nước mưa và nước thải trong các thành phố thường gây ra nhiều khó khăn. Ở đây, những khó khăn đó lớn hơn bất cứ nơi nào khác, vì mặt đất Sài gòn không cao hơn mực nước sông, rạch bao nhiêu, nên không cho phép đặt những ống cống bình thường. Thay vào đó, phải nhờ đến ống cống với van đóng mở tự động…
Có lẽ như phó đô đốc Bonard đề nghị với chúng tôi, ta có thể bắt chước làm bể chứa như ở Calcutta, tức đào một hồ lớn ở trung tâm, từ đây chĩa đi bốn đường cống gom nước đưa ra rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và kinh vành đai. Được đóng kín bằng các cửa ngăn, hồ chứa này có thể cung cấp nước đẩy qua từng cống và nhận nước qua chính bốn đường cống gom, cũng như nước thủy triều…” – Trích Sài Gòn thành phố 500.000 dân hay Dự án của Trung tá Coffyn.
55,000 ₫
Xem nhanh
, 10/01/2025