Được Trung Quốc tài trợ, Campuchia dự kiến khởi động kênh đào Phù Nam dài 180 km đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep với trị giá 1,7 tỷ USD vào quý VI năm nay.
Trên đây là bản đồ kênh đào Phù Nam (đường màu đỏ). Kênh đào này cắt ngang sông Mekong và dẫn nước sông Mekong chảy thẳng ra biển. Chỉ nhìn thấy như vậy là bạn có thể tự nhận định kênh đào này có ảnh hưởng như thế nào đến lưu vực sông Mekong rồi đúng không?
Ngày 27/4, tờ
Khmer Times dẫn cam kết của cựu Thủ tướng Hun Sen, chủ tịch Thượng viện Campuchia về việc xây dựng kênh đào Phù Nam Techo. Ông tuyên bố phải quyết định xây dựng kênh đào Phù Nam Techo trong thời gian tới để mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và người dân Campuchia.
Ông hy vọng phía Việt Nam “hiểu được nhu cầu của Campuchia” vì kênh đào sẽ mang lại nhiều lợi ích về giao thông, sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sinh kế và tránh lũ lụt ở một số tỉnh Tây Nam Campuchia.
“Kênh đào này sẽ không chỉ là niềm tự hào của đất nước chúng ta mà còn là một dự án kinh doanh mang lại lợi ích cho người dân Campuchia”, ông Hun Sen hứa hẹn.
Ngày 11/4, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Thủ tướng Campuchia Hun Manet mới đây cho biết nước này sẽ thúc đẩy dự án xây dựng kênh đào Funan Techo (kênh đào Phù Nam), Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nêu rõ:
Việt Nam ủng hộ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước ven sông Mê Kông, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác để quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Kông vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của các cộng đồng người dân trên lưu vực, tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông.
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đã đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mê Kông quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long để đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống trong khu vực.