Khi con muốn thi Y mà mẹ là bác sĩ đang muốn phải “tháo chạy” khỏi bệnh viện công

H
Home Content

Vừa hôm qua, chị bạn tôi, bác sĩ đầu ngành ở một BV sản, có con học lớp 12 tâm sự với tôi: “Con thích thi vào Y, nhưng nói thật em, chị đã “phá” được con, không cho con luyện đại học thi vào Y rồi. Làm trong ngành mới biết, cũng là đam mê, là kiếm ra đồng tiền, mà khổ vô cùng. Nhất là thời điểm sau dịch Covid-19, mọi sự thay đổi chóng mặt, không khí bệnh viện nặng vô cùng vì bao điều đau lòng mà không dám nói ra. Chưa bao giờ tình trạng thiếu vật tư, thiết bị ý tế do người ta sợ đấu thầu, sợ liên lụy, sợ bắt bớ lại làm cho môi trường làm việc áp lực đến thế”.


Sáng nay, mở báo mạng lướt tin tức, đập vào mắt tôi là bài viết của giáo sư, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu “Tháo chạy khỏi y tế công” nói về thực trạng nhiều nhân viên ngành y tế đang phải chịp áp lực, buộc phải nghỉ việc ở nơi học từng coi là ngôi nhà thứ hai. Cảm giác của tôi là bài viết như một tiếng thở dài bế tắc của một người trong cuộc, dù BS. Nguyễn Lân Hiếu cũng đưa ra nhiều ý tưởng để cải thiện tình tình trong bối cảnh các chính sách dường như quá nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng đến đội ngũ y bác sĩ hiện nay.
Cảm giác của tôi là bài viết như một tiếng thở dài bế tắc của một người trong cuộc, dù BS. Nguyễn Lân Hiếu cũng đưa ra nhiều ý tưởng để cải thiện tình tình trong bối cảnh các chính sách dường như quá nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng đến đội ngũ y bác sĩ hiện nay.
Tôi cũng có nhiều bạn bè, hiện là các bác sĩ giỏi của nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội. Trong câu chuyện thường nhật chia sẻ, họ có nhiều tâm tư và trăn trở khi thấy nghề y ngày càng “nguy hiểm” với họ trên nhiều phương diện. Những ngày cuối tháng Sáu thời “hậu Covid-19” dường như người ta đã quên dần những khẩu hiệu, những chương trình truyền hình trực tiếp tung hô các “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch n hư thời đỉnh dịch Covid-19. Một thời các y, bác sĩ phải hi sinh tất cả để có mặt nơi có dịch đã qua, trở về với bệnh viện, với nhiệm vụ gắn cả đời là khám chữa bệnh cho bệnh nhân thì một loạt các vụ tiêu cực kit test trong “Đại án Việt Á” đã làm thay đổi chóng mặt tất cả. Nhiều bác sĩ bạn tôi nói rằng, hiện nhiều bệnh viện lớn nhỏ ở Hà Nội và TP. HCM đang thiếu thiết bị, vật tư, bệnh nhân chịu thiệt thòi một phần do “người ta” sợ đấu thầu, sợ ảnh hưởng đến bản thân trong bối cảnh hỗn loạn sau đại dịch.
Và tôi đọc đi đọc lại những gì BS Nguyễn Lân Hiếu viết, đó không đơn giản là một bài báo, mà là tiếng lòng của một người trong cuộc: “Những ngày qua, tin tức y tế tràn ngập như ngày này năm trước.
Chỉ khác, trước đây là hoạt động chống dịch còn bây giờ là những nỗi lo về thuốc, trang thiết bị và tình trạng nhân viên ồ ạt rời bỏ bệnh viện nhà nước, mà nhiều người gọi là "chảy máu" lực lượng y tế công.
Tôi không nghĩ là "chảy máu" vì công hay tư vẫn nằm trong hệ thống "tuần hoàn" chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên sự xáo trộn quá nhanh về nhân sự trong hệ thống công sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là với những người dân chưa có điều kiện tiếp cận các phòng khám và bệnh viện tư. Tôi gọi đây là sự tháo chạy của nhân viên y tế khỏi hệ thống công lập.
Chỉ tính riêng quý I năm nay tại TP HCM, 400 nhân viên bệnh viện công và các trạm y tế của TP HCM nghỉ việc - bằng tổng số người nghỉ việc trung bình mỗi năm - trước đại dịch. Năm 2021 ngành y tế thành phố có số người nghỉ việc tăng đột biến là 1.154”.
Bài viết ngay lập khiến nhiều người phải suy ngẫm. Khi nói đến ngành Y là người ta hô hào y đức, trong khi thu nhập của bác sĩ thì không nói tới, bác sĩ cũng có cuộc sống, cũng đối mặt cơm áo gạo tiền chứ. Bệnh viện tư môi trường làm việc sạch sẽ, bệnh nhân vừa phải, lương cao thì việc chảy máu từ công sang tư là dễ hiểu. Điều chảy máu này sẽ có nhiều người buồn, nhưng chính là lúc nhiều thứ phải thay đổi, y tế tư nhân sẽ có cơ hội phát triển hơn, còn y tế công hoặc "sụp đổ" hoặc buộc các nhà lãnh đạo phải thay đổi chính sách để cải thiện môi trường, lương của nhân viên y tế công. Thay đổi hoặc suy yếu.
Theo tôi việc xây dựng lại hệ thống đấu thầu các sản phẩm liên quan đến sức khỏe là cận thiết và quan trọng. Khâu này không minh bạch, khuất tất thì chỉ có nhóm nhỏ hưởng lợi trong khi cả cộng đồng phải chịu thiệt thòi về nhiều phương.
Có thể nói, nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện, y tế cơ sở, sống nhờ lương, thật sự khó khăn, trong đại dịch chiến sĩ áo trắng đã cống hiến hết sức mình để cứu sống người dân .Khi dịch bệnh tạm lắng, họ xin nghỉ việc vì áp lực cuộc sống. Điều đó thật đau lòng.

, 03/07/2025

Back
Top