Đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức hội nghị quy mô lấy ý kiến nông dân, nhà quản lý, nhà khoa học để phát triển ngành .
Hàng trăm đại biểu là lãnh đạo tỉnh, các sở ngành, cơ sở sản xuất, hợp tác xã và bà con nông dân cùng thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp tổ chức lại , nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân và xây dựng nông thôn ngày càng hiện đại.
Tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị quy mô lấy ý kiến nông dân, nhà quản lý, nhà khoa học để phát triển ngành nông nghiệp. Ảnh: Huấn Nguyễn.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng. Đặc biệt, nông dân và các cá nhân tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể, giá cả vật tư đầu vào phục vụ ngành nông nghiệp luôn tăng cao. Xuất khẩu nông lâm thủy sản, thị trường thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị, tác động đến thị trường hàng hóa trong nước. Tất cả những yếu tố đó đang trở thành những thách thức đối với xuất khẩu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huấn Nguyễn.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi nhấn mạnh, các cấp lãnh đạo địa phương và đại diện của cần thẳng thắn tham gia đóng góp các ý kiến về khó khăn, tồn tại, kiến nghị trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân và xây dựng nông thôn mới. Đề xuất, định hướng cho sự phát triển trong thời gian tới.
Ghi nhận ý kiến của nông dân Lê Văn Quyết, đến từ Hợp tác xã Long Thành Phát (thị trấn Long Thành, huyện Long Thành) kiến nghị UBND tỉnh xem xét cho các trại heo lớn bị di dời thì cần giới thiệu đất để có thể xây dựng trại mới. Đối với các điểm được quy hoạch lâu (quy hoạch treo) thì cần rà soát lại để điều chỉnh xem cái nào triển khai được thì cho triển khai sớm còn không thì hỗ trợ cho tiếp tục sản xuất.
Ông Hoàng Công Phước, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch Dốc Mơ cũng nêu ý kiến nguyện vọng của bà con mong muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì cần được kéo điện 3 pha do nguồn điện hiện nay chưa ổn định. Đồng thời được vay vốn liên minh và hỗ trợ nâng cấp về đường xá do giao thông hiện nay đi vào vô cùng hạn chế và khó khăn.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự thẳng thắn chia sẻ góp ý của bà con, nội dung trách nhiệm của các cơ quan sở ngành. Ảnh: Huấn Nguyễn.
Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự thẳng thắn chia sẻ góp ý của bà con, nội dung trách nhiệm của các cơ quan sở ngành. Theo ông Phi, cần tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh; đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi. Đặc biệt là hướng dẫn, định hướng các địa phương, nhất là các vùng trọng điểm sản xuất trái cây, chăn nuôi, thủy sản có kế hoạch sản xuất phù hợp với xu thế tiêu dùng, nhu cầu của thị trường.
Ông Phi cũng đề nghị, để thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2023, toàn ngành nông nghiệp cần tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phấn đấu tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng cao hơn so với năm 2022.
"Theo UBND tỉnh Đồng Nai, sau thời gian 2 năm (2020-2021) tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, năm 2022 bức tranh kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai có nhiều khởi sắc, phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực. Ngành nông nghiệp tỉnh đặt ra mục tiêu chiến lược phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản".
Xem nhanh