Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài ai thấy cũng xua đuổi nhưng đem bán được 700 nghìn đồng/kg

H
Home Content

Rắn ri voi (ri tượng) thuộc loài rắn nước nhưng to hơn các loài rắn nước khác. Có con nặng tới 7-8kg. Thịt rắn thơm và tỷ lệ thịt trên một đơn vị trọng lượng cơ thể của rắn ri voi cao hơn nhiều so với các loài rắn khác.

Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước đây, loài vật này xuất hiện nhiều do khí hậu ấm áp, thích hợp với điều kiện sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, về sau do sông ngòi ngập mặn, môi trường sinh sống của loài rắn này bị thu hẹp nên việc tìm thấy rắn ri khá khó. Điều này khiến anh Nguyễn Văn Kiên (32 tuổi, Hậu Giang) nảy ra ý tưởng nuôi rắn ri thương phẩm.

Anh Kiên chia sẻ: “Hiện mình có 50 con rắn ri voi (loại rắn sinh sản), cung ứng cho thị trường trên 500 con rắn giống”. Anh Kiên dùng can nhựa cắt hở 1/2, bỏ bùn và đất thêm nước ngọt vào can nhựa rồi thả rắn ri vào. Diện tích 1/2 bể được thả lục bình, lá chuối khô… diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn.

Ban đầu, anh Kiên gặp khó khăn do chưa nắm rõ tập tính của rắn ri voi, khiến nuôi hoài mà bầy rắn không tăng trưởng. Qua quá trình tự học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trên internet, anh đã nắm vững kỹ thuật nuôi và nhân giống loài bò sát này.

Loài rắn ri voi thích ăn nhất là động vật tươi sống như nòng nọc, ếch nhái, lươn, côn trùng, các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏ. Bình quân 3-4kg thức ăn thì rắn sẽ tăng 1kg. Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 3-5% lượng rắn trong ao.

Anh Kiên cho biết việc nuôi rắn trong can nhựa mang lại hiệu quả cao. Mỗi con anh nuôi trong 1 can nhựa riêng, rắn ít vận động nên nhanh lớn, sinh sản tốt, tránh được tình trạng rắn nuốt nhau và không phải tốn nhiều chi phí đầu tư. Rắn ri đạt trọng lượng hơn 1kg là có thể xuất bán thương phẩm, giá 600.000 – 700.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Tuấn (Hậu Giang) cũng khởi nghiệp với giống rắn ri voi cho biết loài vật này không chỉ cho lợi nhuận cao, đầu ra ổn định mà còn tốn ít công chăm sóc. Một tuần mới cho ăn 1 lần, rắn đang mang trứng thì khoảng 10 ngày mới cho ăn. Rắn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nên ít bị bệnh, chỉ cần dọn bể thay nước mới thường xuyên. Cũng theo ông Tuấn, việc nuôi rắn ri không cần phải sử dụng bất kỳ biện pháp y học, sinh học nào để chăm sóc sức khỏe đàn rắn.

Back
Top