Anh Huỳnh Văn Minh (37 tuổi, Huế) tìm hiểu về trăn từ năm 2008, khi cơ quan Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp thế giới (gọi tắt là CITES) kiểm tra và chứng minh được trăn đất của Việt Nam có nguồn gốc từ gây nuôi và cho phép xuất khẩu loài động vật này dưới dạng thương phẩm. Việt Nam hiện nay có 2 loại trăn được nuôi nhiều nhất là trăn đất (còn gọi là trăn mốc, trăn đen) và trăn gấm (trăn mắt võng, trăn vàng).
Anh Minh mua một đôi trăn trưởng thành (70-80kg/con) để nuôi chơi giải trí với giá 600.000 đồng. Lúc này, thị trường mua bán trăn cực kỳ hot ở miền Tây sau khi được phép xuất nhập khẩu sang nước ngoài. Anh Minh nhận thấy đây là một loài động vật vô cùng dễ nuôi, có thể nhịn ăn thời gian dài tới 4-5 tháng nên anh đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại, bắt đầu mua con giống về nuôi nhiều hơn.
Thời gian đầu anh Minh cũng gặp khá nhiều khó khăn, bị chúng cắn vài lần xước da nhưng vì trăn không có nọc độc như rắn nên không nguy hiểm.
Thức ăn của trăn thường là bì lợn, có điều kiện thì cho ăn thịt gà, vịt, chuột đồng để lớn nhanh. Cứ tầm 15 ngày anh Minh mới cho trăn ăn một bữa. Một con trăn trưởng thành có trọng lượng 5-6kg sẽ tiêu thụ khoảng 1kg thức ăn. Còn trăn 5-60kg sẽ tiêu thụ gấp đôi. Để tiết kiệm chi phí, anh Minh đã liên kết với các trang trại gà, vịt gần nhà để chủ động nguồn thức ăn cho bầy trăn.
Đến nay, số trăn trong trang trại nhà anh Minh đã có hơn 200 con lớn nhỏ. Mỗi năm chúng sinh sản từ 400-500 con trăn con. Tháng 2, tháng 3 hàng năm là thời điểm trăn cái đẻ trứng, thời gian ấp từ 2 – 2,5 tháng. Sau vài tháng nuôi dưỡng là trăn đạt trọng lượng 5-6kg, có thể xuất bán trăn giống. Trăn thương phẩm thì thời gian nuôi lâu hơn, khoảng 8 tháng – 1 năm.
Hiện nay, giá trăn có giảm xuống so với thời kỳ đỉnh cao năm 2015 nhưng vẫn ở mức cao. Trăn giống có giá dao động từ 140.000 – 200.000 đồng/con. Trăn đất loại 40kg/con trở lên có giá bán khoảng 220.000 – 230.000 đồng/kg trở lên. Với số vốn ban đầu chỉ khoảng 30 triệu đồng, giờ đây anh Minh đã thu về được hơn 1 tỷ đồng/năm từ việc nuôi con vật này.
Những năm gần đây, mô hình nuôi trăn được nhiều hộ gia đình áp dụng vì chi phí đầu tư nuôi trăn không cao, công chăm sóc không nhiều, ít rủi ro nhưng lại có lợi nhuận cao do “cung không đủ cầu”. Có nhiều nông dân nhờ nuôi trăn mà thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Thêm nữa, việc gây nuôi trăn giống còn giúp làm phục hồi loại động vật hoang dã này có tên trong phụ lục CITES và Nghị định 32 của Chính phủ về quản lý thực vật rực, đồng vật rừng có nguy cơ quý hiếm.
Xem nhanh
, 18/12/2024