Linh Chi - Nguyễn Toán |
Trường THPT Ngô Quyền tọa lạc ở trung tâm thành phố Hải Phòng, ngay gần tượng đài Lê Chân và nhà hát lớn. Đây là công trình lâu đời, được thành lập từ năm 1920 và đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau (Bonnal, Bình Chuẩn).
Khuôn viên trường giữ nguyên nét đẹp cổ kính giữa lòng đô thị hiện đại. Toàn bộ công trình tạo hình chữ U vuông vắn, tiếp giáp đường Nguyễn Đức Cảnh và Mê Linh.
THPT Ngô Quyền có lối kiến trúc chuẩn thời Pháp thuộc, bao gồm 3 gam màu cơ bản: lớp sơn vàng nhạt, cửa sổ gỗ xanh đậm và mái ngói đỏ gothic. Hiện tại, trường có 60 phòng học trên tổng diện tích 2 ha, chia thành 38 lớp cho các khối 10, 11, 12.
Ngay từ khi mới thành lập, trường Ngô Quyền đã là cái nôi cách mạng. Nhiều thầy giáo và học sinh của trường đã tham gia các phong trào yêu nước như đòi ân xá Phan Bội Châu năm 1925; tổ chức truy điệu Phan Chu Trinh 1926; tham gia bãi công, bãi khoá, rải truyền đơn 1929, 1930...
Ngôi trường còn là một trong 2 nơi đầu tiên hình thành chi bộ Đoàn TNCS đầu tiên trên cả nước (6/1929). Đây chính là tiền thân của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Điểm nổi bật nhất của trường chính là danh sách cựu học sinh ưu tú, từ lĩnh vực chính trị, quân sự đến khoa học, văn hóa - nghệ thuật. Có thể kể đến nhiều cái tên tiêu biểu như: cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Thế Lữ, nhà giáo Nguyễn Lân, giáo sư Vũ Khiêu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, diễn viên hài Quang Thắng… Các phòng học được đặt tên theo tên cựu học sinh nổi tiếng để truyền lửa cho lứa học trò hiện tại.
Dãy nhà A trường THPT Ngô Quyền là khu vực có tuổi thọ lâu nhất. Từng cánh cửa vẫn giữ nguyên hiện trạng kể từ thập niên 1920.
Sau vài lần tu sửa, nhà trường chỉ nâng cấp một số cơ sở hạ tầng chứ không thay đổi bất kỳ thiết kế gốc nào. Trong hình là chiếc cầu thang có mặt từ những ngày đầu tiên, gắn liền với biết bao thế hệ học sinh.
Cây xanh rợp bóng khiến không gian trường trở nên thơ mộng. Đây cũng là niềm tự hào của học sinh THPT Ngô Quyền khi trường giữ gìn nhiều cây cổ thụ và hoa nở quanh năm.
Hoa giấy đỏ làm nổi bật cả một góc hành lang. Nhờ vài khu vực ăn ảnh như này mà THPT Ngô Quyền được nhiều khách du lịch tìm đến check in.
Một không gian “sống ảo” do chính học sinh trường sáng tạo, lấy cảm hứng từ thời bao cấp.
Trần Phương Hà (20 tuổi) tranh thủ chụp hình lưu niệm với bức tranh tường ở cổng trường. Là cựu học sinh THPT Ngô Quyền, chị không khỏi ấn tượng khi thấy trường ngày một khang trang, trong đó có hàng tranh vẽ chủ đề thanh xuân: “Mình thấy góc mỹ thuật ‘cây nhà lá vườn’ này rất thú vị, thể hiện bề dày lịch sử của trường mà không hề bị khô khan”.
Với truyền thống dạy học lâu đời, THPT Ngô Quyền thường xuyên đứng nhất, nhì trong kết quả thi THPT của Hải Phòng. Bên cạnh nhiệm vụ giáo dục thì trường còn là công trình kiến trúc quan trọng, lưu giữ một thời lịch sử của thành phố hoa phượng đỏ.
Ngôi trường 102 tuổi nhìn từ trên cao.
https://soha.vn/ngoi-truong-co-kinh-nhat-hai-phong-tung-la-noi-hoc-cua-bo-truong-bo-gddt-20220613144331926.htmTheo Tổ QuốcCopy link
Link bài gốcLấy linkhttp://toquoc.vn/tim-kiem.htm?keywords=Ng%c3%b4i+tr%c6%b0%e1%bb%9dng+c%e1%bb%95+k%c3%adnh+nh%e1%ba%a5t+H%e1%ba%a3i+Ph%c3%b2ng%2c+t%e1%bb%abng+l%c3%a0+n%c6%a1i+h%e1%bb%8dc+c%e1%bb%a7a+B%e1%bb%99+tr%c6%b0%e1%bb%9fng+B%e1%bb%99+GD%26%c4%90T
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email thoisuxahoi@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999
Soha
Cùng chuyên mục
Trước thắc mắc của phụ huynh về việc tái sử dụng SGK và tăng giá lên 2-3 lần, Bộ GD&ĐT ra chỉ thị mới yêu cầu nhà xuất bản đưa phương án giảm giá thành, chống lãng phí sách cũ.
Từ khi công ty khai thác quặng thiếc dừng việc bơm hút nước ngầm, toàn bộ gần 300 giếng nước của người dân ở xã Châu Hồng đã có nước trở lại.
Xem nhanh
, 04/12/2024