Những nguyên nhân chủ chốt khiến giá vàng thế giới "tăng như vũ bão" thời gian gần đây

H
Home Content

Theo Trading Economics, giá vàng thế giới giao ngay này hôm nay 9/1/2023 (giờ Việt Nam) đã xuyên thủng ngưỡng 1.880 USD/ounce và đánh dấu mốc cao nhất kể từ ngày 6/5. Trong hơn 15 tiếng vừa qua, giá của mỗi ounce vàng đã tăng 53,5 USD/ounce (từ 1.827 USD/ounce lên 1.880,5 USD/ounce).


Giá vàng thế giới thiết lập mức cao nhất trong vòng 8 tháng
Sau đây là 3 nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới "tăng như vũ bão" thời gian gần đây:
1. Lạm phát Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt
Tuần vừa qua, một loạt các dữ liệu kinh tế Mỹ mới công bố đã đưa vàng trở lại mức cao nhất trong 6 tháng sau khi tình hình lạm phát Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giá vàng thế giới chiều tăng cao sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ trong tháng 12 được công bố ngày hôm qua cho thấy thị trường lao động Mỹ có tăng nhưng không quá mạnh như dự đoán trước đó.

Sức ép lạm phát giảm dần tại Mỹ từ cuối tháng 12/2022
Ngoài ra, tiền lương cũng tăng chậm hơn dự báo, chỉ cộng 0,3% trong tháng trước so với dự báo tăng 0,4% từ các chuyên gia kinh tế. Dữ liệu này cho thấy lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục hạ nhiệt.
Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 3,5%. Con số này đánh bại mức dự báo của thị trường là 3,7% cho tháng 12. Số người thất nghiệp giảm xuống còn 5,7 triệu. Những số liệu này có thể dẫn đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải duy trì quan điểm “diều hâu” lâu hơn.
2. Fed giảm dần tốc độ tăng lãi suất

Fed bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất từ cuối năm 2022
Cuối tháng 12/2022, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất tham chiếu thêm 50 điểm cơ bản, giảm so với gần đây do lạm phát đã hạ nhiệt.
Cụ thể, Fed đã ra quyết định nâng biên độ lãi suất cơ bản của cơ quan này thêm 50 điểm cơ bản lên khoảng 4,25-4,5%. Đây là đợt tăng lãi suất nhỏ nhất của Fed kể từ tháng 6/2022 khi Ngân hàng trung ương Mỹ cố gắng kiềm chế lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế.
Nhà phân tích Barbara Lambrecht của Commerzbank cho biết, vàng đã được dự đoán và định giá dựa vào việc giảm tốc độ tăng lãi suất của Fed, nhưng các nhà đầu tư vẫn đang quan sát kỹ lưỡng những biến động của thị trường tài chính.
3. Kỳ vọng về việc Fed bớt “diều hâu” hơn
Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng đô la giảm, sau khi dữ liệu kinh tế mới của Mỹ củng cố kỳ vọng về một Cục Dữ trữ liên bang (Fed) bớt “diều hâu” hơn, đưa kim loại này tiếp tục hướng tới đà tăng tuần thứ ba liên tiếp.
Theo đó, dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng thêm 223.000 việc làm trong tháng 12, trong khi đó, mức tăng 0,3% trong thu nhập trung bình cũng thấp hơn so với dự kiến, và đồng thời thấp hơn mức 0,4% của tháng trước.

Dữ liệu kinh tế mới của Mỹ củng cố kỳ vọng về một Cục Dữ trữ liên bang (Fed) bớt “diều hâu” hơn
Ngoài ra, hoạt động của ngành dịch vụ của Mỹ cũng đã giảm lần đầu tiên sau gần ba năm vào tháng 12, bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures cho rằng, những dấu mốc mới về việc làm tăng nhưng tốc độ tăng lương chậm chưa đủ để thay đổi hướng đi của Fed, và thị trường ngày nay đều hầu hết cho rằng, chúng ta đang tiến gần hơn đến việc kết thúc các đợt tăng lãi suất đó. Các quan chức Fed hôm 6-1 đã thừa nhận tăng trưởng tiền lương đang hạ nhiệt và các dấu hiệu khác của nền kinh tế đang dần chậm lại. Đặc biệt, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cũng “úp mở” về cơ hội tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tiếp theo.
Vàng cũng tăng trong bối cảnh Chỉ số đô la giảm 0,7%, trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc chuẩn chạm mức gần thấp nhất trong gần hai tuần.

>>> Giá vàng hôm nay 9/1/2023: Giá vàng trong nước ổn định ở mức 66,45 triệu mua vào, giá vàng thế giới tiếp tục tăng

Thành viên mới đăng

Back
Top