Hôm qua, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đăng thông báo về việc khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 6 người khác, do những sai phạm liên quan đến dự án Tân Hiệp Phát 2. Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án, trước đó tháng 2/2022, đã có 5 người bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra liên quan đến dự án này.
Như vậy, tính đến ngày 12/12/2022, đã có tổng số 12 người bị khởi tố, bắt tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú liên quan đến sai phạm của dự án Tân Hiệp Phát 2.
Ảnh khu đất Tân Hiệp Phát 2
Tân Hiệp Phát 2 là dự án của ai?
Theo báo Tiền phong, Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 do Công ty CP Tân Việt Phát làm chủ đầu tư. Theo website chính thức của công ty giới thiệu, Tân Việt Phát hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản.
Công ty này được thành lập vào ngày 15/1/2009, do ông
Nguyễn Ngọc Phương (SN 1974) làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Lần gần nhất Công ty CP Tân Việt Phát thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là vào ngày 28/3/2018; trụ sở đặt Km 06 đường Nguyễn Thông, khu phố 5, phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ở lần thay đổi này, Công ty CP Tân Việt Phát
tăng mạnh vốn điều lệ từ 68 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, trong đó ông Phương sở hữu 80% vốn điều lệ.
Đáng chú ý, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Tân Việt Phát còn đang đứng tên tại một loạt doanh nghiệp khác, gồm:
- Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Vi Nam,
- Công ty TNHH An Thủy Mộc,
- Công ty CP Dịch vụ Thương mại Du lịch Hòa An,
- Công ty CP Dịch vụ Thương mại Đầu tư Ro Ma Na,
- Công ty CP Địa ốc AA Phan Thiết, Công ty CP Tân Địa Cầu,
- Công ty CP Đầu tư Larich Holdings.
Ngoài ra, ông
Phương cũng sở hữu lượng lớn cổ phần tại một số công ty, như 98% vốn của Công ty CP Bất động sản HHP (vốn điều lệ 500 tỷ đồng), 26% vốn của Công ty CP Đầu tư Sanho (vốn điều lệ 25 tỷ đồng).
Tân Hiệp Phát 2 sai phạm gì?
Đến nay, Công ty CP Tân Việt Phát là chủ đầu tư vài dự án bất động sản. Điển hình như chủ đầu tư của Khu trung tâm thương mại dịch vụ và Khu dân cư Tân Việt Phát (Queen Pearl) tại TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dự án Queen Pearl có diện tích hơn 27,2 ha tại khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết. Trên website của Công ty cũng chỉ còn giới thiệu sản phẩm này.
Công ty CP Tân Việt Phát còn là chủ đầu tư Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 - dự án Queen Pearl 2 - (trên 3 lô đất số 18,19,20 diện tích 9,2 ha) vừa bị Bộ Công an khởi tố.
Vụ việc này nói một cách vắn tắt là "biến đất công thành của ông", khu đất nhiều lần đấu giá không được, sau đó được giao cho Tân Việt Phát mà không qua đấu giá, áp giá năm 2013 vào thời điểm giao đất 2017. Khi có đơn thư khiếu kiện của công dân, Thanh tra Chính phủ vào cuộc, chuyển vụ việc sang cơ quan công an điều tra mới vỡ lở.
Khu đất này đã bị dừng giao dịchBao nhiêu cán bộ Bình Thuận rơi vào lao lý vì Tân Hiệp Phát 2?
Tháng 2/2022, có 5 người đã bị khởi tố, gồm cựu chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, cựu giám đốc, phó giám đốc Sở TN-MT, phó giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận. Cụ thể:
- Nguyễn Ngọc Hai, sinh năm 1962, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
- Lương Văn Hải, sinh năm 1960, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
- Hồ Lâm, sinh năm 1960, cựu giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bình Thuận.
- Lê Nguyễn Thanh Danh, sinh năm 1980, cựu phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bình Thuận.
- Ngô Hiếu Toàn, sinh năm 1977, phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận.
Ngày 12/12/2022, 7 người khác bị khởi tố, gồm:
1.
Đặng Hoài Nhân, sinh năm 1965, Chủ tịch Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Thuận, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: Khu phố 2, phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
2.
Nguyễn Thanh Cho, sinh năm 1973, Chuyên viên Phòng Hành chính tổng hợp, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: phường Hưng Long, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
3.
Lê Nam Hưng, sinh năm 1980, Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: Phố Bùi Thị Xuân, phường Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
4.
Phạm Duy Cường, sinh năm 1974, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: Nguyễn Văn Linh, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
5.
Lê Anh Huy, sinh năm 1977, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: đường Nguyễn Khắc Nhu, phường Phú Trinh, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
6. Quyết định khởi tố bị can số 576/VPCQCSĐT; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 424/LC-VPCQCSĐT đối với bị can
Nguyễn Thị Thu Phong, sinh năm 1962, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận. Thường trú tại: Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Khu phố 8, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
7. Quyết định khởi tố bị can số 572/VPCQCSĐT; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 234/LB-VPCQCSĐT đối với
bị can Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1967, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, nguyên Giám đốc Sở Tài chính. Nơi thường trú và nơi ở hiện tại: Phố Bùi Thị Xuân, phường Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy,
9,2ha đất đã đưa ít nhất 12 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của một tỉnh vào vòng lao lý. >> Vì sao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị bắt và khởi tố?