Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là của ai?

H
Home Content

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị thanh tra Chính phủ “gọi tên” về những sai phạm liên quan chuyển đổi đất công tại TP. HCM đang gây xôn xao dư luận. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam là của ai mà thâu tóm nhiều “đất vàng” với khối tài sản hàng nghìn tỉ như vậy?
>> Tập đoàn nghìn tỉ Vạn Thịnh Phát bị thanh tra nội dung gì?

Chân dung bà Trương Mỹ Lan (Van Thịnh Phát Group)
Gia tộc họ Trương được xem là một trong những "đế chế" kinh doanh nổi tiếng của Việt Nam, và hầu hết dòng tiền đến từ sự phát triển của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 
Vạn Thịnh Phát là một công ty tư nhân quyền lực và cũng khá "kín tiếng" với số vốn điều lệ lên đến 12.800 tỷ đồng. Số vốn điều lệ này cao hơn cả Vingroup của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với mức lần lượt là gần 9.300 tỷ đồng và 7.200 tỷ đồng.
Gia tộc họ Trương sở hữu nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ như khách sạn thương mại An Đông, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence, và đặc biệt là tòa nhà 40 tầng Times Square - dự án từng được ví như “viên ngọc” của TP.HCM khi tọa lạc ngay góc đường đắt đỏ nhất của Sài Thành.

Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan  một người Việt gốc Hoa cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau đó, Vạn Thịnh Phát mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng được thành lập.
Theo giới thiệu trên website, kể từ khi ra đời vào năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan thành lập với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.
Năm 2007, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square Việt Nam và tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản.
Bà Trương Mỹ Lan là một người gốc Hoa, bà còn có tên gọi khác là Trương Muội. Các thông tin liên quan đến bà khá ít ỏi, chủ yếu là thành tích về các hoạt động của bà trong công tác xã hội.
Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011, khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB.
Mặc dù không xuất hiện chính thức, nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả 3 ngân hàng nói trên.
Giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trương Huệ Vân là vợ của Ca sĩ Thanh Bùi không phải là một cái tên quá xa lạ trong giới kinh doanh bất động sản, khách sạn. Cô chính là doanh nhân thế hệ thứ tư của Trương Gia tộc tại TP.HCM.

 Trương Huệ Vân là một doanh nhân thành đạt, nắm trong tay nhiều tài sản có giá trị, cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan, cũng là vợ nhạc sĩ Thanh Bùi. Ảnh: FBNV

Vạn Thịnh Phát sở hữu những bất động sản tỷ USD


Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp liên quan hiện sở hữu rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa tại TP. HCM. Tập đoàn này luôn gây sốt thị trường địa ốc với những thông tin thâu tóm đất vàng, tạo lập các siêu dự án.
Hiện Vạn Thịnh Phát đang sở hữu nhiều dự án tọa lạc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ – khu vực được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,…
Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng” trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza,…
Gia tộc bà Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở ngay trung tâm quận 3.
Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng” nêu trên, hồi tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng đã khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD, thuộc phường Phú Thuận, quận 7 với tổng diện tích 118ha.”.

Các công ty nghìn tỷ trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát Group


Số công ty có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ lên đến gần chục công ty. Dưới đây là một số cái tên nổi bật:

CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group)


Vốn đăng ký : 12.800 tỷ đồng
Đây là một trong những công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát. VTP Investment Group có các cổ đông chính là bà Trương Mỹ Lan, sở hữu 15% và CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group Holdings), sở hữu 41%. Bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 80% cổ phần của VTP Group Holdings.

CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula


Vốn đăng ký : 18.000 tỷ đồng
Theo các dữ liệu chúng tôi có được, đây đang là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các công ty có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sài Gòn Peninsula là chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula, còn được biết đến với tên gọi Dự án công viên Mũi Đèn Đỏ. Dự án này có quy mô 118ha, nằm tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè.
Theo dự kiến, dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Dự án gồm khu công viên hỗn hợp đa chức năng rộng 82ha và khu đô thị rộng 36ha.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Sai Gon Investment Group)
Vốn đăng ký : 12.720 tỷ đồng
Sai Gon Investment Group được thành lập ngày 24/2/2016 với tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư Hemera Power, đến tháng 4/2016 thì được đổi thành tên gọi như hiện nay.
Sai Gon Investment Group có tên gọi gần giống với CTCP Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group/SGI Group), công ty đầu tư của ông Đặng Thành Tâm.
Công ty này có vốn điều lệ lên đến 12.720 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn nhất là

CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group)

– góp 3.871 tỷ đồng, tương đương 30,4% vốn.
Ngày Hemera Power được thành lập cũng là ngày một công ty khác có liên quan đến Vạn Thịnh Phát là CTCP Đầu tư Hermes Power tiến hành giảm vốn điều lệ từ 13.800 tỷ xuống còn 1.080 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT của Sai Gon Investment Group là bà Đặng Trịnh Thanh Phương, người đồng thời giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của Vinametric – công ty sở hữu khách sạn Duxton Saigon và CTCP Sài Gòn Kim Cương – chủ đầu tư của dự án SJC Tower.

CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group)


Vốn đăng ký : 12.000 tỷ đồng
VIPD Group chính là công ty đã đứng ra mua lại trung tâm thương mại Vincom Centre A từ tập đoàn Vingroup với giá gần 10.000 tỷ đồng vào năm 2013. Trung tâm thương mại này sau đó được đổi tên thành Union Squre.
Trên website của mình, VIPD Group cho biết tập đoàn này sẽ triển khai một số dự án khác trong tương lai như SJC Tower, Khu công nghiệp Minh Ngân, VIPD Tower, Catinat Square.
CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD)
Vốn đăng ký : 11.000 tỷ đồng
VIPD có tên gọi khá giống với VIPD, chữ khác mỗi chữ “Tập đoàn” và vốn điều lệ nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng.
Công ty này có tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thái.

Tập đoàn Đầu tư An Đông (Tên cũ : CTCP Đầu tư An Đông)


Vốn đăng ký : 9.000 tỷ đồng
An Đông là chủ đầu tư của tổ hợp Trung tâm thương mại An Đông và khách sạn Windsor Plaza tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp)


Doanh nghiệp này là chủ đầu tư siêu dự án Sài Gòn Bình An có quy mô lên đến 117 ha tại phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM.
SDI Corp trước đây được biết đến là thành viên của Him Lam Group, tuy nhiên Vạn Thịnh Phát đã thế chân Him Lam trở thành chủ mới của SDI Corp, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An. Người đứng đại diện cho Vạn Thịnh Phát chính là ông Bùi Đức Khoa (sinh năm 1974) được cử vào ghế chủ tịch kiêm đại diện pháp luật của SDI Corp thay thế ông Dương Minh Hùng vốn là người cũ của Him Lam.
Một diễn biến có liên quan sau đó vào giữa năm 2021, bà Mai Thị Kim Oanh, cựu Trưởng Ban kiểm soát của Masterise Group thay ông Khoa ngồi vào ghế chủ tịch SDI Corp. Tuy nhiên, ông Khoa vẫn làm tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty này.

Mặt tiền khu "đất vàng" gần 2.000m2 trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, đã  thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. (Ảnh Minh Đức - CAND)
Liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra và các thông báo liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự, gây thất thoát tài sản nhà nước thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Back
Top