Vì sao người xưa coi lời thề ước nặng tựa Thái Sơn?

H
Home Content

Trong mấy nghìn năm văn hóa truyền thống Á Đông, những lời thệ ước chiếm một phần tương đối nhiều. Cổ nhân khi đối mặt với lời thề là vô cùng kính sợ và khiêm tốn.
Có những thứ được thịnh hành trong những bộ phim võ hiệp tại đại lục, một cảnh hay gặp nhất là: kẻ ác làm một việc rất xấu, và bị người chính nghĩa trừng phạt, kẻ ác liền quỳ xuống đất và thề độc cầu xin tha thứ, nếu như tiếp tục hành ác, thì sẽ bị trời trừng phạt hoặc sẽ bị sét đánh chết. Lúc đó những người chính nghĩa thường coi trọng lời thề độc đó để họ một con đường sống, không truy xét thêm nữa.
Khi còn nhỏ xem đến tình tiết như vậy, hầu hết mọi người đều không hiểu, cảm thấy kẻ ác này xấu xa quá, còn người tốt thì yếu đuối quá, sao lại có thể dựa vào lời thề độc mà bỏ lỡ cơ hội trừng phạt kẻ ác? 






Lời thề thường xuất hiện trong các bộ phim cổ trang như một yếu tố gây dựng lòng tin giữa các nhân vật
Lúc phu thê thành hôn bái trời xin thề sẽ sống cùng nhau đến khi đầu bạc răng long, bạn bè khi kết nghĩa anh em cũng uống rượu hoặc thắp hương quỳ xuống đất xin thề. Ví dụ như Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, 3 người cũng xin thề kết nghĩa anh em ở vườn đào…

Đế Vương càng coi trọng lời thề hơn ai hết
Đối tượng mà cổ nhân Trung Quốc phát lời thề nguyện thông thường là Thần, Trời và Tổ tông, trong quan niệm của cổ nhân, Thần, Trời và Tổ tông đều có thể thưởng thiện phạt ác. Đế Vương tế Thiên, trên thực tế chính là một nghi thức tuyên thệ thừa nhận với trời chức trách của Thiên tử.
Người xưa khi xin thề, thông thường tay cầm cành cây, khi đã thề xong liền bẻ gãy cành cây đó, ý nghĩa của nó là nếu như vi phạm lời thề thì sẽ như cành cây đó. Hoặc là hai đầu gối quỳ xuống đất, xin thề với trời, nếu như vi phạm lời thề hôm nay, sẽ cam chịu bất kể hình phạt nào hoặc bị thiên lôi đánh chết.
Đối với các bậc đế vương, lời thề càng được coi trọng. Nguyên nhân là bởi vua là tấm gương cho dân chúng noi theo, đối với xu hướng của xã hội có tác dụng dẫn dắt rất lớn, chỉ cần không chú ý một chút, trên làm dưới không theo, sẽ tạo thành một kết quả không thể lường trước được.
Vì thế vua của một nước cũng không dám vi phạm lời thề, sợ rằng ảnh hưởng đến uy danh của bản thân, bị dân chúng giáo hóa, bị hậu nhân chế nhạo thậm chí bị thần linh trừng phạt.
Nói chung, cổ nhân thề nguyện là vì cầu tín tâm, chứng minh bản thân có tấm lòng thuần khiết, trời đất có thể chứng minh cho, đó là một loại khí phách, để trời chứng minh rằng cái tâm này là chân thật, mang sinh mệnh của bản thân giao phó cho thiên địa thần linh làm chứng. Vì thế, qua đó có thể giải thích vì sao người tốt thường nhìn đến những lời thề độc đó mà bỏ qua cho người ác, bởi vì họ tin vào lời thề, tin rằng trời đất sẽ làm chứng cho lời thề của họ.

>>> Phi tần chốn hậu cung thường yểu mệnh nhưng có một người sống tới 97 tuổi, bí mật sống thọ rất bất ngờ

Back
Top