Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
Con số hơn 1.000 học sinh, sinh viên bị điều tra, khởi tố, có thể bị xử lý hình sự trong vụ án lừa đảo mạng do Phó Đức Nam (Mr Pips) và Lê Khắc Ngọ cầm đầu không chỉ khiến dư luận rúng động, mà còn để lại nỗi chua xót lặng thầm trong lòng xã hội: Vì sao một thế hệ trẻ, được kỳ vọng là tương lai đất nước, lại có thể dễ dàng sa chân vào con đường tội phạm?
Trong kỷ nguyên số, công nghệ không chỉ là công cụ phục vụ cuộc sống – nó còn là con dao hai lưỡi. Lợi dụng sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội, sự thiếu hiểu biết pháp luật và khao khát kiếm tiền nhanh chóng của giới trẻ, các đối tượng như Phó Đức Nam - Mr Pips đã xây dựng cả một "đế chế lừa đảo" với thủ đoạn tinh vi, ngụy trang dưới vỏ bọc của cơ hội đổi đời.
Từ những khóa học làm giàu, đầu tư tài chính kiểu "đa cấp trá hình", cho tới mô hình "chơi tiền số", "kiếm tiền thụ động", nhiều học sinh, sinh viên bị dẫn dắt từ tò mò, đến tin tưởng, và cuối cùng – trở thành công cụ cho tội phạm công nghệ. Điều đáng nói, không ít em biết đó là hành vi sai trái, nhưng vẫn nhắm mắt tham gia, vì lòng tham, vì áp lực tài chính, hoặc đơn giản chỉ vì muốn "thử một lần cho biết".
Không thể chỉ trách các em. Khi một thế hệ trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về tài chính và pháp luật, thì lỗi phần nào cũng nằm ở người lớn – từ gia đình đến nhà trường. Học sinh được học định lý toán học phức tạp, nhưng không được trang bị kỹ năng nhận diện chiêu trò lừa đảo. Sinh viên được đào tạo chuyên ngành, nhưng mù mờ về cách bảo vệ bản thân trên không gian mạng.
Khi 1.000 sinh viên rơi vào vòng lao lý, đó không chỉ là bi kịch của các em, mà là cái giá phải trả đang ngày càng đắt.
Tướng Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Công an Hà Nội – nhấn mạnh việc phải xử lý nghiêm những người biết đó là hành vi lừa đảo nhưng vẫn tham gia. Đúng – không thể để pháp luật bị xem nhẹ. Nhưng với những học sinh, sinh viên bị lôi kéo, chưa thành niên, hoặc thiếu hiểu biết nghiêm trọng, cần có sự phân loại, đánh giá toàn diện. Không thể để cả một tương lai bị hủy hoại chỉ vì một lần vấp ngã, nếu các em còn có thể phục thiện.
Vụ Mr Pips không chỉ là vụ án hình sự
Đằng sau những con số thống kê khô khốc là hàng nghìn gia đình đau khổ, là những giấc mơ đại học dang dở, là niềm tin vào tương lai bị tổn thương. Nhưng nếu biết tận dụng cú sốc này để nhìn lại và thay đổi– từ giáo dục, truyền thông, cho tới hệ thống quản lý không gian mạng – thì vụ việc đau lòng này sẽ không trở thành vô nghĩa.

Bóng ma công nghệ: Lợi dụng sự cả tin và thiếu kiến thức pháp luật
Trong kỷ nguyên số, công nghệ không chỉ là công cụ phục vụ cuộc sống – nó còn là con dao hai lưỡi. Lợi dụng sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội, sự thiếu hiểu biết pháp luật và khao khát kiếm tiền nhanh chóng của giới trẻ, các đối tượng như Phó Đức Nam - Mr Pips đã xây dựng cả một "đế chế lừa đảo" với thủ đoạn tinh vi, ngụy trang dưới vỏ bọc của cơ hội đổi đời.
Từ những khóa học làm giàu, đầu tư tài chính kiểu "đa cấp trá hình", cho tới mô hình "chơi tiền số", "kiếm tiền thụ động", nhiều học sinh, sinh viên bị dẫn dắt từ tò mò, đến tin tưởng, và cuối cùng – trở thành công cụ cho tội phạm công nghệ. Điều đáng nói, không ít em biết đó là hành vi sai trái, nhưng vẫn nhắm mắt tham gia, vì lòng tham, vì áp lực tài chính, hoặc đơn giản chỉ vì muốn "thử một lần cho biết".
Không thể chỉ trách các em. Khi một thế hệ trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về tài chính và pháp luật, thì lỗi phần nào cũng nằm ở người lớn – từ gia đình đến nhà trường. Học sinh được học định lý toán học phức tạp, nhưng không được trang bị kỹ năng nhận diện chiêu trò lừa đảo. Sinh viên được đào tạo chuyên ngành, nhưng mù mờ về cách bảo vệ bản thân trên không gian mạng.
Khi 1.000 sinh viên rơi vào vòng lao lý, đó không chỉ là bi kịch của các em, mà là cái giá phải trả đang ngày càng đắt.
Pháp luật phải nghiêm
Tướng Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Công an Hà Nội – nhấn mạnh việc phải xử lý nghiêm những người biết đó là hành vi lừa đảo nhưng vẫn tham gia. Đúng – không thể để pháp luật bị xem nhẹ. Nhưng với những học sinh, sinh viên bị lôi kéo, chưa thành niên, hoặc thiếu hiểu biết nghiêm trọng, cần có sự phân loại, đánh giá toàn diện. Không thể để cả một tương lai bị hủy hoại chỉ vì một lần vấp ngã, nếu các em còn có thể phục thiện.
Vụ Mr Pips không chỉ là vụ án hình sự
Đằng sau những con số thống kê khô khốc là hàng nghìn gia đình đau khổ, là những giấc mơ đại học dang dở, là niềm tin vào tương lai bị tổn thương. Nhưng nếu biết tận dụng cú sốc này để nhìn lại và thay đổi– từ giáo dục, truyền thông, cho tới hệ thống quản lý không gian mạng – thì vụ việc đau lòng này sẽ không trở thành vô nghĩa.
1.000 học sinh, sinh viên liên quan vụ TikToker Mr Pips
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - giám đốc Công an Hà Nội - Ảnh: VIẾT THÀNH
Trước những lo lắng, bất an trên của cử tri, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - giám đốc Công an Hà Nội - cho biết tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội, công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.
Theo Thiếu tướng Tùng, loại tội phạm này lợi dụng tính ẩn danh trên không gian mạng, lợi dụng địa bàn ở nước ngoài như Campuchia, Đài Loan, Trung Quốc… nhắm vào những người bị hại ở Việt Nam. Thậm chí có tình trạng các đối tượng ở Việt Nam sang nước ngoài để lừa chính những người Việt Nam trong nước.
Lấy dẫn chứng về loại tội phạm này, vị lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết năm 2024 đã phá 2 vụ án lớn liên quan đến tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Trong đó có vụ án liên quan đến Phó Đức Nam (Mr Pips) và Lê Khắc Ngọ cầm đầu. Cơ quan công an đã bắt giữ, khởi tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không tố giác tội phạm và rửa tiền với 33 bị can, truy nã quốc tế 5 bị can, thu giữ tài sản lên đến 5.300 tỉ đồng.
Cũng theo Thiếu tướng Tùng, liên quan đến vụ án này, ở Cầu Giấy có đến hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia và "những người này sẽ rơi vào vòng lao lý", phải xử lý nghiêm bởi biết là lừa đảo nhưng vẫn tham gia. Nguồn: Tuổi trẻ