12 năm học tiếng Anh ở trường công: bất cập cần sớm xử lý ngày nào bớt lãng phí ngày đó

vnrcraw5
Hue Hoang
Phản hồi: 2

Hue Hoang

Thành viên nổi tiếng
Tiếng Anh từ lâu đã được đưa vào chương trình giáo dục ở Việt Nam, và ngày càng được chú trọng hơn. Thực tế tại các thành phố lớn như Hà Nội, học sinh thậm chí được tiếp cận với tiếng Anh ngay từ lớp 1, mặc dù chương trình chính khóa quy định bắt đầu từ lớp 3. Ngoài ra, nhiều trường còn liên kết với các trung tâm để tổ chức giảng dạy các dạng tiếng Anh tích hợp như tiếng Anh khoa học, tiếng Anh toán, tiếng Anh công nghệ... Điều này cho thấy một nỗ lực lớn trong việc phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh từ rất sớm.Tuy nhiên, sau 12 năm học tiếng Anh - từ tiểu học đến trung học phổ thông - câu hỏi lớn được đặt ra là: chất lượng học tiếng Anh trong nhà trường đang thực sự đạt đến đâu?
1745545897077.png

Tôi hiện là một phụ huynh bình thường như bao người khác. Nhà có mấy thế hệ học trò, hai đứa con đang học phổ thông, đứa cháu thì sắp bước vào kỳ thi đại học, còn cháu lớn nhất thì đang chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ. Vậy mà, dù ở đâu trên hành trình học tập, các cháu đều phải dừng lại ở một chỗ: phải thi IELTS.

Tôi rất ủng hộ việc học ngoại ngữ nói chung, học tiếng Anh nói riêng vì đó là hành trang cần thiết để các cháu mở mang giao lưu, tiếp cận tri thức, càng không chê IELTS – vì rõ ràng đó là chuẩn quốc tế. Nhưng điều khiến tôi ngày càng băn khoăn: các con, các cháu tôi đều đã học tiếng Anh suốt từ lớp 1 đến lớp 12, tổng cộng 12 năm - một quãng thời gian không hề ngắn được học bài bản, làm bài kiểm tra, thi cuối kỳ, cuối cấp… đủ cả - vậy mà đến khi cần một bằng cấp để xét tuyển đại học, hay để đủ điều kiện tốt nghiệp cao học, thì lại phải đi học thêm, đi thi thêm, để lấy chứng chỉ quốc tế.

Nghĩ cũng buồn. Suốt 12 năm học tiếng Anh ở trường công lập, sản phẩm đầu ra của hệ thống – là điểm thi tốt nghiệp – lại gần như không được coi trọng để sử dụng trong những cột mốc quan trọng nhất của đời người học: xét đại học, tốt nghiệp cao học, hay xin việc. Những thứ được xã hội công nhận, lại nằm ngoài nhà trường.

Vì vậy, các cháu phải học thêm, luyện thi IELTS ngoài giờ, có khi tốn cả chục triệu đồng, chưa kể thời gian, áp lực, và sự mệt mỏi chồng chất. Có cháu học văn hóa chưa xong, đã phải lao vào trung tâm luyện thi vì nếu không có bằng IELTS thì không đủ điều kiện xét tuyển đại học.

Rõ ràng, đó là nghịch lý rất rõ: 12 năm học tiếng Anh trong nhà trường mà không đủ để được công nhận. Chúng ta đã dạy các con thế nào? Và vì sao kết quả học tập ấy lại không được chấp nhận trong đời sống?

Nếu chương trình tiếng Anh trong trường công chỉ mang tính phổ cập – xin hãy nói thẳng. Còn nếu thực sự muốn đào tạo học sinh đủ khả năng dùng tiếng Anh trong môi trường học thuật và công việc, thì phải đầu tư nghiêm túc hơn, phải đổi mới cách dạy, cách kiểm tra, đánh giá và chấp nhận, thay vì phó mặc cho chứng chỉ quốc tế!

Bằng không, phụ huynh như chúng tôi vẫn phải gồng gánh thêm ngoài giờ học chính khóa – không vì tham vọng, mà chỉ để các con có thể tiếp tục bước đi trên con đường học vấn một cách trọn vẹn.
 
Đúng vậy. Đó là nghịch lý chưa từng thấy ở thời kỳ nào và ở quốc gia nào như VN hiện nay . Nhưng xin báo lưu ý khi viết và duyệt kỹ trước khi đăng . Xin trích " Nhà có mấy thế hệ học trò, hai đứa con đang học phổ thông, đứa cháu thì sắp bước vào kỳ thi đại học, còn cháu lớn nhất thì đang chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ." Gia đình này lạ kỳ quá : Con đang học phổ thông - Cháu thì đứa thi ĐH , có đứa đang bảo vệ Thạc sỹ ?! ..
 
Sửa lần cuối:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top