Nguyễn Thị Phương Thúy
New member
Dưới đây là 5 cách nấu giúp món ăn vẫn có vị ngọt nhờ nguồn glutamate (thành phần chính trong bột ngọt, mì chính) tự nhiên trong thực phẩm.
1. Sử dụng muối biển
Muối biển chứa nhiều vi chất như sulfat, carbonate, kali, magiê, canxi, sắt, kẽm. Nêm muối hạt giúp tạo vị ngọt hậu, vị mềm, vị khoáng, vị sắt khi kết hợp với các nguyên liệu khác. Muối hạt khác khác với muối tinh (97-99% natri clorua) có vị mặn chat.
Để món ăn ngọt hơn nên dùng muối hạt khi nấu ăn.
2. Sử dụng các loại mắm đúng cách
- Mắm (nước mắm cốt, mắm tôm, mắm nêm) khi lên men tạo axit amin cho vị ngọt hậu. Nên cho mắm vào gần cuối quá trình nấu vì axit amin nhạy cảm với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cách nêm sau này có nhược điểm làm món ăn dậy mùi mắm.
Các món dùng mắm nêm thay mì chính như canh cà bung, ốc om chuối đậu, bún thang (mắm tôm), canh mồng tơi…
3. Sử dụng nước hầm xương, luộc thịt
Theo tính toán, cứ 100gr thịt, xương chứa 10-20mg glutamate. Lưu ý nên ninh ở nhiệt độ thấp, mở vung khi cần và hớt bọt bỏ đi để nước dùng trong.
- Thời gian ninh xương:
- Xương cá: 20-30 phút
- Xương gà: 2-2.5 giờ
- Xương lợn: 3-4 giờ
- Xương bò: 6-8 giờ
4. Sử dụng rau củ quả
Hàm lượng glutamate trong rau củ như sau:
- Bắp cải: 50mg
- Cà chua: 250mg
- Nấm hương khô: 1.060mg
- Rong biển và tảo biển: 1.200-3.000mg
Cách chọn nguyên liệu nấu nước dùng:
- Rau củ ngọt tự nhiên: củ cải, củ đậu, cà rốt, hành tây, mướp hương.
- Lấy phần cuống cứng (cồi), hạn chế dùng lá
- Các loại hạt: ngô ngọt, táo đỏ, các loại đậu, hạt mùi
5. Sử dụng hải sản
- Ngao, sò điệp chứa 140mg glutamate/100gr
- Cho nhanh vào vớt ra để lấy vị ngọt, tránh để lâu trong nước sôi
- Tôm, mực, cá, cua đều có thể tạo vị ngọt tự nhiên cho nước dùng.
1. Sử dụng muối biển
Muối biển chứa nhiều vi chất như sulfat, carbonate, kali, magiê, canxi, sắt, kẽm. Nêm muối hạt giúp tạo vị ngọt hậu, vị mềm, vị khoáng, vị sắt khi kết hợp với các nguyên liệu khác. Muối hạt khác khác với muối tinh (97-99% natri clorua) có vị mặn chat.
Để món ăn ngọt hơn nên dùng muối hạt khi nấu ăn.
2. Sử dụng các loại mắm đúng cách
- Mắm (nước mắm cốt, mắm tôm, mắm nêm) khi lên men tạo axit amin cho vị ngọt hậu. Nên cho mắm vào gần cuối quá trình nấu vì axit amin nhạy cảm với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cách nêm sau này có nhược điểm làm món ăn dậy mùi mắm.
Các món dùng mắm nêm thay mì chính như canh cà bung, ốc om chuối đậu, bún thang (mắm tôm), canh mồng tơi…
3. Sử dụng nước hầm xương, luộc thịt
Theo tính toán, cứ 100gr thịt, xương chứa 10-20mg glutamate. Lưu ý nên ninh ở nhiệt độ thấp, mở vung khi cần và hớt bọt bỏ đi để nước dùng trong.
- Thời gian ninh xương:
- Xương cá: 20-30 phút
- Xương gà: 2-2.5 giờ
- Xương lợn: 3-4 giờ
- Xương bò: 6-8 giờ
4. Sử dụng rau củ quả
Hàm lượng glutamate trong rau củ như sau:
- Bắp cải: 50mg
- Cà chua: 250mg
- Nấm hương khô: 1.060mg
- Rong biển và tảo biển: 1.200-3.000mg
Cách chọn nguyên liệu nấu nước dùng:
- Rau củ ngọt tự nhiên: củ cải, củ đậu, cà rốt, hành tây, mướp hương.
- Lấy phần cuống cứng (cồi), hạn chế dùng lá
- Các loại hạt: ngô ngọt, táo đỏ, các loại đậu, hạt mùi
5. Sử dụng hải sản
- Ngao, sò điệp chứa 140mg glutamate/100gr
- Cho nhanh vào vớt ra để lấy vị ngọt, tránh để lâu trong nước sôi
- Tôm, mực, cá, cua đều có thể tạo vị ngọt tự nhiên cho nước dùng.