5 lưu ý phụ huynh để tiền học phí không thành tiền học quá lãng phí khi cho con học tiếng Anh "đóng tiền một cục" rồi tiền mất tật mang

haithanh6688
Thanh Hải Lucky
Phản hồi: 1
Tránh “ném tiền qua cửa sổ” khi tìm lớp tiếng Anh cho con: Bài học đắt giá từ vụ trung tâm ngoại ngữ đóng cửa đột ngột
Câu chuyện này mình đã tư vẫn nhiều lần cho các phụ huynh, nhưng không hiểu sao cứ lặp đi lặp lại tình trạng "tiền mất, thật mang" khi phụ huynh tìm lớp học tiếng Anh cho con. Vì vậy, nhân vụ hơn 15 tỷ đồng học phí có nguy cơ “bốc hơi” chỉ sau vài ngày khi Trung tâm Ngoại ngữ Úc Châu (AIES) đột ngột đóng cửa, bỏ lại hàng trăm phụ huynh trong tâm trạng hoang mang, bức xúc mình lại viết bài tư vấn cho các bậc cha mẹ đang tìm trung tâm tiếng Anh cho con.

1747795165831.png

Là người theo dõi giáo dục nhiều năm, mình xin chia sẻ 5 lưu ý sống còn để phụ huynh tránh rơi vào “cái bẫy đóng tiền một cục” rồi loay hoay đi đòi:

🔺 1. Đừng đóng học phí “một cục” quá dài hạn


Nhiều phụ huynh của Trung tâm Úc Châu đã nộp hàng chục triệu đồng cho các gói học kéo dài 1-2 năm, với hy vọng “giữ chỗ - tiết kiệm chi phí”. Nhưng khi trung tâm đột ngột biến mất, số tiền ấy trở thành con số không tròn trĩnh. Tương tự trước đây ở Hà nội và nhiều tỉnh thành, hàng ngàn phụ huynh mắc bẫy marketing của một số trung tâm tiếng Anh lớn "đánh bóng tên tuổi", thu một cục tiền của phụ huynh, có phụ huynh nộp 80 triệu đến 100 triệu một lúc và sau đó con học không vào, không thể đòi lại được tiền. Nhiều phụ huynh cho con học 2-3 năm, đóng hàng chục triệu đồng nhưng đến Lucky test con vẫn hổng ngữ pháp, từ vựng yếu, không bật được những câu tiếng Anh giao tiếp giới thiệu bản thân, sở thích một cách trôi chảy và mình vẫn phải khuyên nên cho STOP ngay vì nếu cứ tiếp diễn, thời gian trôi đi không lấy lại được, mất cơ hội học và thi đỗ các kỳ thi quan trọng của con.
1747795183651.png

🎯 Nguyên tắc vàng:
Chỉ đóng học phí theo tháng hoặc theo quý.
Học xong, thấy con phù hợp thì tiếp tục. Không cần "thả gà ra đuổi", vội vàng đóng trước cả năm để rồi “tiền mất – dạy cũng mất”.

🔺 2. Nếu trung tâm ép đóng học phí dài hạn, hãy mạnh dạn từ chối


Nhiều phụ huynh chia sẻ đã bị nhân viên trung tâm thuyết phục, tạo áp lực “đăng ký sớm mới được giảm giá – giữ suất học cho con”. Đó là chiêu trò quen thuộc để gom tiền thật nhanh.

🎯 Lời khuyên của cô Hải Lucky:
Nếu trung tâm không chấp nhận cho phụ huynh đóng theo đợt ngắn, hãy xem đó là dấu hiệu cảnh báo. Lúc này, tốt hơn nên tìm trung tâm khác, hoặc cân nhắc các lớp học nhỏ, dạy thật – học thật.

🔺 3. Đừng để vẻ ngoài hào nhoáng đánh lừa


Trung tâm Úc Châu có 2 cơ sở khang trang, có báo cáo định kỳ, có tham gia tập huấn từ Sở GD&ĐT, từng hoạt động ổn định nhiều năm. Nhưng đến khi sự việc xảy ra, phụ huynh vẫn là người chịu thiệt thòi lớn nhất.

🎯 Kinh nghiệm rút ra:
Phụ huynh đừng đánh giá chất lượng chỉ dựa vào địa điểm đẹp, bảng hiệu to hay số lượng học sinh đông. Quan trọng là:
  • Chất lượng dạy học thực tế
  • Trình độ giáo viên
  • Cam kết hợp đồng rõ ràng
  • Phản hồi của phụ huynh cũ

🔺 4. Ưu tiên lớp nhỏ, chất lượng tốt, theo dõi sát tiến độ học tập


Thay vì lao vào các trung tâm hoành tráng, phụ huynh nên cân nhắc các lớp học nhỏ, được giới thiệu uy tín, có thể là lớp của một nhóm giáo viên giỏi tự tổ chức, lớp tại các trung tâm địa phương chất lượng cao, dễ liên hệ và giám sát.


🎯 Nên chọn nơi có: chương trình giảng dạy rõ ràng phù hợp mục tiêu của con. Giáo viên có chuyên môn sư phạm ngoại ngữ

🔺 5. Đọc kỹ hợp đồng và giữ đầy đủ hóa đơn


Trong vụ việc AIES, nhiều phụ huynh may mắn còn giữ biên lai học phí để có thể gửi đơn tố cáo. Nhưng không ít người chỉ có tin nhắn xác nhận hoặc lời hứa miệng.

🎯 Luôn yêu cầu hóa đơn, hợp đồng có dấu đỏ, kể cả khi trung tâm chỉ nhận học phí qua chuyển khoản. Đây là bằng chứng quan trọng nếu xảy ra tranh chấp.

Phụ huynh đừng để lòng tin mù quáng khiến con trẻ bị gián đoạn học tập – bản thân thì thiệt hại tiền của.

Khi chọn lớp tiếng Anh cho con, hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng là “con mồi” dễ dụ chỉ vì lời quảng cáo ngọt ngào.
Học tiếng Anh là một hành trình – nhưng không ai bắt bạn phải chọn một con đường tốn kém mà không hiệu quả.
Con cần một môi trường học đúng – và bố mẹ là người định hướng, dẫn đường. Nếu cần tư vấn cụ thể lộ trình phù hợp cho con, hãy kiểm tra đầu vào trước đã. Từ đó, mọi quyết định mới đúng đắn và đáng giá. Đừng để "học phí" trở thành "học phí cuộc đời".
Cô Nguyễn Thị Thanh Hải là một chuyên gia giáo dục và phóng viên viết các bài báo về giáo dục, đồng tác giả của các cuốn sách nổi tiếng như "Cùng con bước qua các kỳ thi""Tư vấn kỳ thi vào 10". Với kinh nghiệm đồng hành cùng con trong quá trình học tập và thi cử, cô chia sẻ nhiều bài viết và lời khuyên hữu ích cho phụ huynh và học sinh. Các tác phẩm của cô được đánh giá cao và được giới thiệu rộng rãi trên các nền tảng như Waka và Nhà sách Phương Nam.
#ThanhHảiLucky
#Tưvấnphụhuynh
 
Sửa lần cuối:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top