Bạn có biết Đình, Đền, Miếu, Phủ, Am, Tự... khác nhau như thế nào không?

hong91hs
THI NHÂN
Phản hồi: 3

THI NHÂN

Thành viên tích cực
🔰 Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Đình, Đền, Miếu, Phủ, Nghè, Am, Chùa... là những công trình kiến trúc tâm linh quen thuộc, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân từ bao đời nay.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn và sử dụng các khái niệm này một cách lẫn lộn. Thực tế, mỗi công trình đều mang những đặc điểm riêng về kiến trúc, đối tượng thờ cúng và vai trò trong đời sống cộng đồng.
亭 ĐÌNH là nơi thờ đức Thành Hoàng và cũng là nơi dân làng thời phong kiến hội họp khi có việc làng. Những cuộc tế lễ chung của dân làng đều cử hành tại đình. Ngày nay, người dân thường tổ chức cúng đình định kỳ vào dịp lễ kỳ yên thường đầu năm và vào dịp hội làng.
1737595115107.png

祠 Từ: ĐỀN là nơi thờ tự công cộng được dựng lên để ghi nhớ công ơn của những người có công với dân, với nước, những vị minh quân, các anh hùng dân tộc (đền Kiếp Bạc ở Hải Dương thờ đức Trần Hưng Đạo Đại Vương và các thuộc tướng của ông). Về quy mô, đền thường nhỏ hơn đình nhưng kiến trúc cũng tương tự như đình. Tại đền chỉ hành lễ trong những dịp tuần tiết, sóc, vọng, dân làng không hội họp tại đền như ở đình làng.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, Đền Kiếp Bạc, Đền Sóc, Đền Gióng, Đền Trần, Đền Voi Phục, Đền Bạch Mã, Đền Kim Liên, Đền Quán Thánh…
1737595141092.png

廟 MIẾU cũng là nơi thờ phụng Thánh Thần nhưng có quy mô nhỏ gọn. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu như : miếu cô, miếu cậu, miếu hà bá, miếu sơn thần hoặc miếu thủy thần.
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để thánh thần có thể an vị, tránh sự ồn ào. Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người Miền Nam).
1737595187096.png

府 PHỦ là nơi thờ tự thánh Mẫu, đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Phủ khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương.
1737595212072.png

Đình, Đền, Miếu, Phủ... mỗi công trình đều mang một vai trò và ý nghĩa riêng trong đời sống tâm linh của người Việt. Dù khác nhau về đối tượng thờ cúng và kiến trúc, nhưng tất cả đều là những không gian thiêng liêng, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Việc hiểu rõ về các công trình tín ngưỡng này không chỉ giúp chúng ta tránh nhầm lẫn khi đi lễ, mà còn góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
NGHÈ là một công trình kiến trúc nhỏ, một hình thức của đền, miếu, thờ Thần Thánh, có mối quan hệ mật thiết với một di tích trung tâm cụ thể nào đó. Nghè có khi thờ Thành Hoàng làng ở một xóm làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là ngôi đền nhỏ của một thôn trong xã, đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật của dân sở tại, khi ngôi đền chính khó đáp ứng được.
Ở Việt Nam, ngôi Nghè cổ nhất được tìm thấy từ TK 17.
MIẾU là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được xây dựng để thờ cúng một vị Thần Thánh nhất định. Miếu có quy mô nhỏ hơn đền, thường được tọa lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị Thánh Thần. Khi miếu phối thờ Phật cùng thì được gọi là AM 庵.
庵 AM : 1/Nhà tranh nhỏ mái tròn, lều tranh. Như : Thảo am 草 庵 lều cỏ. Mao am 茅 庵 lều tranh.
2/Miếu, chùa nhỏ để thờ Phật.Cũng viết là AM 菴. Như Ni Cô Am 尼 姑 庵 Am Ni Cô. AM thờ được coi như là một kiến trúc nhỏ trong thờ Phật. Nguồn gốc của Am là từ Trung Quốc. Nó được mô tả như là môt ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái khi để tang cha mẹ. Nhưng về sau, khi đổi kết cấu với mái tròn, được lợp lá, là nơi ở và nơi đọc sách của các văn nhân. Còn từ thời Đường, am là nơi tu hành và thờ Phật của các Ni Cô đặt trong vườn tư gia.
Còn đối với người Việt Nam, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải Am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội). Cũng có khi Am là ngôi Miếu nhỏ thờ Thần linh của xóm làng. Vào những năm của TK 15 thời Lê Sơ, đây là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách, làm thơ của các tao nhân, mặc khách. Miếu thờ các thần linh của các làng hoặc các Miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am 庵.
Am thờ Phật thì trong quan niệm tâm linh, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi nó được xem như sự kết nối giữa hai thế giới, giữa hai linh hồn, giữa người âm và người dương, giữa bầu trời và mặt đất. Hơn thế nữa, bàn thờ này là biểu tượng cầu mong cho mưa thuận gió hòa. Cũng như cầu sự may mắn, bình an với mọi người.
寺 TỰ : 1/ Dinh quan. 2/ 寺 人 Tự nhân : Kẻ hầu trong cung vua (Hoạn quan). 3/ CHÙA : Đời Hán Minh Đế Trung Quốc mới đón hai vị sư bên Thiên Trúc (Ấn Độ) sang, vì chưa có chỗ ở riêng nên đón vào Hồng Lô Tự. Vì thế nên về sau các chỗ sư ở đều gọi là TỰ 寺 (Chùa).
伽 藍 Già lam : Chùa Phật. Phiên âm chữ Phạn Samgharama sang chữ Hán. Gọi tắt là 藍 Lam, nghĩa là nơi thờ Phật 佛 (Chùa).
HỒNG LÔ TỰ 鴻 艫 寺 tên cũ là Đại Hồng Lô, Điển khách là một cơ quan nhà nước trong quan chế phương Đông thời phong kiến.
Ở Việt Nam, Hồng Lô Tự là một trong sáu Tự trong quan chế Lục Tự. Hồng Lô Tự là cơ quan phụ trách việc tiếp đón và thể thức lễ nghi với những sứ đoàn từ các triều hoặc nước khác đến. Hồng Lô Tự gồm có hai thự (quan nha) là :
1/Điển Khách Thự 典 客 署 (Office of Receptions) : Cơ quan phụ trách việc tiếp đón và lo cho các sứ đoàn đến từ các nước.
2/Ty Nghi Thự 司 儀 署 (Office of Ceremonials) : Cơ quan phụ trách việc an táng dành cho các vị đại thần trong triều đình.
Tên Hồng Lô Tự lấy từ tích đời Hán Minh Đế, Trung Quốc mời hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng, mới đón vào ở sở Hồng Lô Tự, vì thế về sau các chỗ sư ở đều gọi là Tự, như Thiếu Lâm Tự (Chùa Thiếu Lâm) và cơ quan phụ trách tiếp đón và lo cho các sứ đoàn được gọi là Hồng Lô Tự.
Ngoài ra, Hồng Lô Tự còn phụ trách việc xướng danh các vị tân khoa Tiến sĩ đậu kỳ thi Đình. Cũng như các Tự khác trong Lục Tự, Quan Lộc Tự do quan Tự Khanh đứng đầu, Tự Thiếu Khanh thứ nhì và có các thuộc cấp Chủ sự, Tư vụ, Thư lại giúp việc.
Thời Minh Mạng thứ 8 (1827), triều đình nhà Nguyễn chuẩn định Quan chế Hồng Lô Tự Khanh trật Chánh tứ phẩm, Hồng Lô Tự Khanh trật Chánh ngũ phẩm. Chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa như xướng danh, yết bảng.
Thời Nguyễn, riêng Hồng Lô Tự (lo việc tiếp đón sứ đoàn các nước) và Thượng Bảo Tự (lo việc văn phòng, ấn tín giúp vua) có chức trách thường trực, các chức điều hành trong những Tự khác như chức Tự khanh, Tự Thiếu Khanh, thường trao trong các quan trong Lục bộ điều hành tạm thời trong một thời gian, không có chức vụ nhất định.
Nguồn: facebook
 
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Đình, Đền, Miếu, Phủ, Nghè, Am, Chùa... là những công trình kiến trúc tâm linh quen thuộc, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân từ bao đời nay.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top