Số đông nói mua bảo hiểm xe máy cho có, vì là bắt buộc, để xuất trình khi công an kiểm tra, còn khi có chuyện gọi cho ai thì đành chịu!
Đều đặn mỗi năm, các doanh nghiệp lại gom về khoảng 4.000 tỉ đồng doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe máy - Ảnh: BÔNG MAI
Chẳng hạn nhiều người cứ khẳng định bảo hiểm đó là cho chính mình, tức là mình gặp "sự cố" sẽ được bảo hiểm bồi thường cho đương sự (thực ra là bảo hiểm chi trả cho người mà đương sự đã gây ra tai nạn).
Còn số đông thì nói mua bảo hiểm xe máy cho có, vì là bắt buộc, để xuất trình khi công an kiểm tra, còn khi có chuyện gọi cho ai, số nào, thủ tục ra sao thì đành chịu!
Đều đặn mỗi năm, các doanh nghiệp lại gom về khoảng 4.000 tỉ đồng doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe máy.
Tuy nhiên, tỉ lệ bồi thường chỉ dao động 10 - 20%, ước khoảng 400 - 800 tỉ đồng. Không phải do số vụ tai nạn quá ít mà vì người dân không trông cậy vào sản phẩm bảo hiểm này.
Khi tai nạn xảy ra, họ tự giải quyết mà ít khi nghĩ tới gọi cho bảo hiểm vì nghĩ rằng thủ tục nhiêu khê. Rồi nhiều người không mua sản phẩm này, dù là bắt buộc.
Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm có 8.000 người chết và hơn 15.200 người bị thương do tai nạn giao thông, để lại đau thương về tinh thần và thể xác lẫn gây kiệt quệ tài chính của hàng ngàn gia đình.
Vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe máy được triển khai với mục tiêu nhân văn: chẳng may gây tai nạn cho ai đó, bảo hiểm sẽ đền, nhờ vậy người gây tai nạn giảm bớt gánh nặng tài chính, còn nạn nhân có tiền chữa trị... Mục tiêu tốt đẹp là vậy nhưng...
Không phải đến giờ bảo hiểm xe máy mới bị người tiêu dùng ghẻ lạnh vì nhiều năm trước thủ tục yêu cầu bồi thường ít người nào đáp ứng được.
Khi báo chí liên tục lên tiếng, Bộ Tài chính mới trình để ban hành nghị định 67, giảm bớt thủ tục yêu cầu bồi thường và tăng quyền lợi so với trước.
Nhờ vậy, nửa đầu năm 2024 doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe máy đạt hơn 2.200 tỉ đồng, bồi thường gần 42 tỉ đồng, tuy cao hơn các năm trước nhưng quá nhỏ so với con số thực tế tai nạn trên đường phố.
Và quan trọng hơn các con số, đó là người dân vẫn ghẻ lạnh với sản phẩm mà Bộ Tài chính luôn khẳng định "mang tính nhân văn".
Liệu việc đơn giản thủ tục yêu cầu bồi thường đã đủ để xoay chuyển cái nhìn của xã hội với bảo hiểm xe máy? Chưa! Bởi hiện nay việc bán bảo hiểm này vẫn rất hời hợt, vô hình trung trở thành con dao hai lưỡi tiếp tục làm người dân quay lưng với sản phẩm này.
Người bán hàng rong cũng có thể bán kèm bảo hiểm xe máy. Những giao dịch này chớp nhoáng, không tư vấn cách dùng, khách cầm tờ giấy màu vàng làm giấy "thông hành" đối phó lực lượng kiểm tra, còn tai nạn xảy ra có được bồi thường hay không thì chưa rõ.
Lẽ ra, với một sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, trong thị trường xe hai bánh lớn thứ tư thế giới (hơn 2/3 người Việt sở hữu xe máy và hơn 90% hộ gia đình có xe tay ga), doanh thu bảo hiểm này ít nhất là 4.000 tỉ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải làm ăn bài bản hơn.
Đó là phải tư vấn để người dân hiểu rõ ràng sản phẩm, mua vì quyền lợi chứ không phải để đối phó và phải có trách nhiệm xử lý rốt ráo các yêu cầu giải quyết bồi thường. Tiếc thay, bảo hiểm vẫn chưa thật sự nhân văn như mục tiêu.
Hãy nhìn rộng ra, với bảo hiểm y tế, trước đây người dân cũng ghẻ lạnh, nhưng sau này nhờ sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng đã thúc đẩy các đơn vị cung cấp sản phẩm này thay đổi. Và hiện nay, mua bảo hiểm y tế đã trở thành thói quen, bức thiết của mọi gia đình.
Với bảo hiểm xe máy liên quan đến hàng chục triệu dân, nếu có giám sát, thay vì chỉ Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra, chắc chắn sản phẩm này sẽ được uốn nắn để đi dần đến mục tiêu "nhân văn". Nhưng bao giờ mới đạt mục tiêu này còn phải chờ...
Đều đặn mỗi năm, các doanh nghiệp lại gom về khoảng 4.000 tỉ đồng doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe máy - Ảnh: BÔNG MAI
Chẳng hạn nhiều người cứ khẳng định bảo hiểm đó là cho chính mình, tức là mình gặp "sự cố" sẽ được bảo hiểm bồi thường cho đương sự (thực ra là bảo hiểm chi trả cho người mà đương sự đã gây ra tai nạn).
Còn số đông thì nói mua bảo hiểm xe máy cho có, vì là bắt buộc, để xuất trình khi công an kiểm tra, còn khi có chuyện gọi cho ai, số nào, thủ tục ra sao thì đành chịu!
Đều đặn mỗi năm, các doanh nghiệp lại gom về khoảng 4.000 tỉ đồng doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe máy.
Tuy nhiên, tỉ lệ bồi thường chỉ dao động 10 - 20%, ước khoảng 400 - 800 tỉ đồng. Không phải do số vụ tai nạn quá ít mà vì người dân không trông cậy vào sản phẩm bảo hiểm này.
Khi tai nạn xảy ra, họ tự giải quyết mà ít khi nghĩ tới gọi cho bảo hiểm vì nghĩ rằng thủ tục nhiêu khê. Rồi nhiều người không mua sản phẩm này, dù là bắt buộc.
Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm có 8.000 người chết và hơn 15.200 người bị thương do tai nạn giao thông, để lại đau thương về tinh thần và thể xác lẫn gây kiệt quệ tài chính của hàng ngàn gia đình.
Vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe máy được triển khai với mục tiêu nhân văn: chẳng may gây tai nạn cho ai đó, bảo hiểm sẽ đền, nhờ vậy người gây tai nạn giảm bớt gánh nặng tài chính, còn nạn nhân có tiền chữa trị... Mục tiêu tốt đẹp là vậy nhưng...
Không phải đến giờ bảo hiểm xe máy mới bị người tiêu dùng ghẻ lạnh vì nhiều năm trước thủ tục yêu cầu bồi thường ít người nào đáp ứng được.
Khi báo chí liên tục lên tiếng, Bộ Tài chính mới trình để ban hành nghị định 67, giảm bớt thủ tục yêu cầu bồi thường và tăng quyền lợi so với trước.
Nhờ vậy, nửa đầu năm 2024 doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe máy đạt hơn 2.200 tỉ đồng, bồi thường gần 42 tỉ đồng, tuy cao hơn các năm trước nhưng quá nhỏ so với con số thực tế tai nạn trên đường phố.
Và quan trọng hơn các con số, đó là người dân vẫn ghẻ lạnh với sản phẩm mà Bộ Tài chính luôn khẳng định "mang tính nhân văn".
Liệu việc đơn giản thủ tục yêu cầu bồi thường đã đủ để xoay chuyển cái nhìn của xã hội với bảo hiểm xe máy? Chưa! Bởi hiện nay việc bán bảo hiểm này vẫn rất hời hợt, vô hình trung trở thành con dao hai lưỡi tiếp tục làm người dân quay lưng với sản phẩm này.
Người bán hàng rong cũng có thể bán kèm bảo hiểm xe máy. Những giao dịch này chớp nhoáng, không tư vấn cách dùng, khách cầm tờ giấy màu vàng làm giấy "thông hành" đối phó lực lượng kiểm tra, còn tai nạn xảy ra có được bồi thường hay không thì chưa rõ.
Lẽ ra, với một sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, trong thị trường xe hai bánh lớn thứ tư thế giới (hơn 2/3 người Việt sở hữu xe máy và hơn 90% hộ gia đình có xe tay ga), doanh thu bảo hiểm này ít nhất là 4.000 tỉ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải làm ăn bài bản hơn.
Đó là phải tư vấn để người dân hiểu rõ ràng sản phẩm, mua vì quyền lợi chứ không phải để đối phó và phải có trách nhiệm xử lý rốt ráo các yêu cầu giải quyết bồi thường. Tiếc thay, bảo hiểm vẫn chưa thật sự nhân văn như mục tiêu.
Hãy nhìn rộng ra, với bảo hiểm y tế, trước đây người dân cũng ghẻ lạnh, nhưng sau này nhờ sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng đã thúc đẩy các đơn vị cung cấp sản phẩm này thay đổi. Và hiện nay, mua bảo hiểm y tế đã trở thành thói quen, bức thiết của mọi gia đình.
Với bảo hiểm xe máy liên quan đến hàng chục triệu dân, nếu có giám sát, thay vì chỉ Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra, chắc chắn sản phẩm này sẽ được uốn nắn để đi dần đến mục tiêu "nhân văn". Nhưng bao giờ mới đạt mục tiêu này còn phải chờ...