Ngày 8/1, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) thông báo đã phát hiện và bắt giữ một số đối tượng người nước ngoài trộm cắp tài sản của hành khách trên các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam. Trong đó, ba đối tượng đã bị bắt, với tổng tài sản trộm cắp trị giá khoảng 113 triệu đồng, và một đối tượng nghi vấn bị trục xuất. Hai vụ án liên quan đến trộm cắp tài sản trên các chuyến bay của Vietjet Air vào tháng 12/2024 đã được khởi tố và chuyển cho Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra.
Theo điều tra, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, chia nhóm, thay đổi chặng bay và sử dụng các phương thức khác nhau để trộm cắp tài sản của hành khách. Trong năm 2024, đã có 30 vụ trộm cắp trên các chuyến bay quốc tế, chủ yếu do người nước ngoài thực hiện. Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang tiếp tục rà soát và phát hiện các đối tượng nghi vấn hoạt động trộm cắp trong các chuyến bay.
Theo điều tra, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, chia nhóm, thay đổi chặng bay và sử dụng các phương thức khác nhau để trộm cắp tài sản của hành khách. Trong năm 2024, đã có 30 vụ trộm cắp trên các chuyến bay quốc tế, chủ yếu do người nước ngoài thực hiện. Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang tiếp tục rà soát và phát hiện các đối tượng nghi vấn hoạt động trộm cắp trong các chuyến bay.
Qua thống kê sơ bộ từ các Cảng hàng không quốc tế, từ đầu năm 2024 đến tháng 10/2024, đã xảy ra 30 vụ/33 đối tượng là người nước ngoài có hành vi trộm cắp trên tàu bay đến đi từ các Cảng hàng không quốc tế của Việt Nam (Tân Sơn Nhất 22 vụ/25 đối tượng; Đà Nẵng 8 vụ/8 đối tượng). Hoạt động trộm cắp trên tàu bay của các đối tượng là người nước ngoài có xu hướng gia tăng số vụ vi phạm, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của hành khách, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng uy tín các hãng hàng không và uy tín Việt Nam.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã triển khai các biện pháp, rà soát, phát hiện hàng trăm đối tượng người nước ngoài có các dấu hiệu nghi vấn hoạt động trộm cắp trên tàu bay; phạm vi hoạt động không chỉ tập trung trên các tuyến bay đến/đi Việt Nam mà cả các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á. Thủ đoạn hoạt động phạm tội của số đối tượng này rất tinh vi, chia thành các nhóm trên các tuyến bay, phân công nhiệm vụ rõ ràng, có đối tượng lấy tài sản, đối tượng cất giấu tài sản. Các đối tượng thường xuyên nhập, xuất cảnh Việt Nam với tần suất dày đặc (lên tới hàng trăm lượt/1 năm, xuất và nhập cảnh trong 1-2 ngày); thay đổi chặng bay, hãng bay liên tục; nhiều trường hợp nhập cảnh Tân Sơn Nhất, sau đó bay tuyến nội địa đến Đà Nẵng, Hà Nội, Cam Ranh, Phú Quốc rồi xuất cảnh đi nước khác; đặt vé sát ngày bay, không có hành lý ký gửi; chọn vị trí ghế ngồi thuận lợi để thực hiện hành vi vi phạm. Một số trường hợp mua vé hạng thương gia để trộm cắp tài sản có giá trị cao trong hành lý xách tay và lợi dụng chế độ ưu tiên để lấy hành lý ký gửi của hành khách khác.
Xuân Tùng (TTXVN)