David Dũng
Thành viên nổi tiếng
Nhà máy A31 là nơi "khám và chữa bệnh" cho nhiều loại tên lửa đang có trong biên chế Quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhà máy A31, trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, được thành lập ngày 24/01/1966, nằm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Đơn vị có nhiệm vụ chính là sửa chữa, đồng bộ và cải tiến các tổ hợp tên lửa phòng không như C-125M, C-75M..., đồng thời nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và thực hiện các dự án nâng cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng.
Trong phân xưởng sửa chữa, một quả tên lửa Pechora nằm trên giá đẩy, chờ được kiểm tra sau khi sửa chữa bộ phận máy lái. Đây là loại đạn dùng cho các tổ hợp Pechora S125M và Pechora 2TM, trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam.
Các quả đạn tên lửa bị hỏng hóc sẽ được vận chuyển về nhà máy. Kỹ thuật viên tiến hành tháo rời từng khối cấu thành của quả đạn. Các bộ phận được chuyển đến phòng kỹ thuật để đánh giá mức độ hỏng hóc.
Với mỗi kỹ thuật viên, đạn tên lửa giống như một cơ thể sống phức tạp. Mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động. Chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nên họ luôn tuyệt đối cẩn thận.
Các bộ phận hư hỏng nặng, đặc biệt là phần cơ khí và hệ thống máy lái, được sửa chữa hoặc thay thế bằng linh kiện tiêu chuẩn. Hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và chính xác - những phẩm chất thường có ở phụ nữ, góp phần đảm bảo chất lượng công tác sửa chữa, lắp ráp tên lửa. Trong số hàng trăm công nhân ở nhà máy, có 36 nữ công nhân trực tiếp tham gia sửa chữa và thay linh kiện tên lửa.
Sau khi hoàn tất sửa chữa, các bộ phận được lắp ráp lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đội ngũ kỹ thuật viên (gồm 6 thành viên) phối hợp kiểm tra toàn diện, đảm bảo tính ổn định và hiệu suất hoạt động của đạn tên lửa trước khi bàn giao.
Quả đạn sau khi vượt qua các bài kiểm tra cuối cùng sẽ được lắp đầu đạn, đưa vào thùng chứa chuyên dụng và bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng.
Song song với việc sửa chữa đạn tên lửa, tại phân xưởng sửa chữa đài điều khiển, các kỹ thuật viên làm việc liên tục để phục hồi từng chi tiết trong hệ thống điều khiển của tổ hợp Pechora S-125M và Vonga S-75M3. Trong ảnh, kỹ thuật viên đang sửa chữa một khối đơn của đài điều khiển tên lửa.
Các kỹ thuật viên sử dụng thiết bị chuyên dụng để dò tìm lỗi ở từng khối đơn của đài điều khiển. Sau khi xác định bộ phận hỏng hóc, họ lựa chọn linh kiện thay thế tương thích, đảm bảo độ chính xác cao. Hệ thống sau khi sửa chữa được kiểm định nghiêm ngặt trước khi lắp đặt trở lại.
Nhà máy A31, trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, được thành lập ngày 24/01/1966, nằm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Đơn vị có nhiệm vụ chính là sửa chữa, đồng bộ và cải tiến các tổ hợp tên lửa phòng không như C-125M, C-75M..., đồng thời nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và thực hiện các dự án nâng cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng.
Trong phân xưởng sửa chữa, một quả tên lửa Pechora nằm trên giá đẩy, chờ được kiểm tra sau khi sửa chữa bộ phận máy lái. Đây là loại đạn dùng cho các tổ hợp Pechora S125M và Pechora 2TM, trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam.
Các quả đạn tên lửa bị hỏng hóc sẽ được vận chuyển về nhà máy. Kỹ thuật viên tiến hành tháo rời từng khối cấu thành của quả đạn. Các bộ phận được chuyển đến phòng kỹ thuật để đánh giá mức độ hỏng hóc.
Với mỗi kỹ thuật viên, đạn tên lửa giống như một cơ thể sống phức tạp. Mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động. Chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nên họ luôn tuyệt đối cẩn thận.
Các bộ phận hư hỏng nặng, đặc biệt là phần cơ khí và hệ thống máy lái, được sửa chữa hoặc thay thế bằng linh kiện tiêu chuẩn. Hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và chính xác - những phẩm chất thường có ở phụ nữ, góp phần đảm bảo chất lượng công tác sửa chữa, lắp ráp tên lửa. Trong số hàng trăm công nhân ở nhà máy, có 36 nữ công nhân trực tiếp tham gia sửa chữa và thay linh kiện tên lửa.
Sau khi hoàn tất sửa chữa, các bộ phận được lắp ráp lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đội ngũ kỹ thuật viên (gồm 6 thành viên) phối hợp kiểm tra toàn diện, đảm bảo tính ổn định và hiệu suất hoạt động của đạn tên lửa trước khi bàn giao.
Quả đạn sau khi vượt qua các bài kiểm tra cuối cùng sẽ được lắp đầu đạn, đưa vào thùng chứa chuyên dụng và bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng.
Song song với việc sửa chữa đạn tên lửa, tại phân xưởng sửa chữa đài điều khiển, các kỹ thuật viên làm việc liên tục để phục hồi từng chi tiết trong hệ thống điều khiển của tổ hợp Pechora S-125M và Vonga S-75M3. Trong ảnh, kỹ thuật viên đang sửa chữa một khối đơn của đài điều khiển tên lửa.
Các kỹ thuật viên sử dụng thiết bị chuyên dụng để dò tìm lỗi ở từng khối đơn của đài điều khiển. Sau khi xác định bộ phận hỏng hóc, họ lựa chọn linh kiện thay thế tương thích, đảm bảo độ chính xác cao. Hệ thống sau khi sửa chữa được kiểm định nghiêm ngặt trước khi lắp đặt trở lại.
Mỗi năm, Nhà máy A31 tiến hành sửa chữa và thay thế linh kiện cho hàng trăm quả đạn tên lửa, đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất của lực lượng phòng không.
Các tổ hợp tên lửa phòng không như C-125M và C-75M, vốn được đưa vào biên chế từ thời kỳ chống Mỹ, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động hiệu quả nhờ các chương trình nâng cấp và bảo dưỡng định kỳ.
Các cuộc tập bắn thường xuyên cho thấy tính ổn định và độ chính xác cao của vũ khí sau khi được sửa chữa tại Nhà máy A31. Nguồn: Dân trí