Theo Thông tư liên tịch vừa ban hành, các cơ quan tố tụng có thể truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo trong trường hợp trốn truy nã, không rõ tung tích hoặc đang ở nước ngoài mà không thể triệu tập, dẫn độ. Quy trình thực hiện phải bảo đảm đầy đủ chứng cứ, quyền bào chữa và tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật.
Thông tư liên tịch số 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 1/7/2025, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo.
Thông tư áp dụng đối với cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát và Tòa án các cấp; người tiến hành tố tụng, người bào chữa, đại diện hoặc thân nhân bị can, bị cáo vắng mặt cùng các tổ chức, cá nhân liên quan.
Theo Thông tư, nguyên tắc tiến hành các hoạt động tố tụng vắng mặt phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Việc điều tra, truy tố, xét xử chỉ thực hiện khi đủ điều kiện theo quy định, đồng thời phải khách quan, thận trọng, chặt chẽ, không để xảy ra lạm dụng.
Cụ thể, các cơ quan tố tụng được áp dụng trình tự này khi: Bị can, bị cáo trốn tránh, không rõ nơi cư trú, truy nã không có kết quả; Bị can, bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập, dẫn độ về Việt Nam để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.
Để được truy tố, xét xử vắng mặt, các cơ quan tố tụng phải thu thập đủ chứng cứ xác định bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội và đảm bảo việc chỉ định hoặc mời luật sư bào chữa theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp bị can, bị cáo vắng mặt không có người bào chữa, cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa theo Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Thông tư liên tịch số 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 1/7/2025, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo.
Thông tư áp dụng đối với cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát và Tòa án các cấp; người tiến hành tố tụng, người bào chữa, đại diện hoặc thân nhân bị can, bị cáo vắng mặt cùng các tổ chức, cá nhân liên quan.

Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC.
Theo Thông tư, nguyên tắc tiến hành các hoạt động tố tụng vắng mặt phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Việc điều tra, truy tố, xét xử chỉ thực hiện khi đủ điều kiện theo quy định, đồng thời phải khách quan, thận trọng, chặt chẽ, không để xảy ra lạm dụng.
Cụ thể, các cơ quan tố tụng được áp dụng trình tự này khi: Bị can, bị cáo trốn tránh, không rõ nơi cư trú, truy nã không có kết quả; Bị can, bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập, dẫn độ về Việt Nam để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.
Để được truy tố, xét xử vắng mặt, các cơ quan tố tụng phải thu thập đủ chứng cứ xác định bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội và đảm bảo việc chỉ định hoặc mời luật sư bào chữa theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp bị can, bị cáo vắng mặt không có người bào chữa, cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa theo Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nguồn: Dân Việt