Bộ Xây dựng và Giao thông mới hợp nhất từ Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải, dự kiến giảm được 15-17 đơn vị

Hồng Chương
Hồng Chương
Phản hồi: 0

Hồng Chương

Thành viên nổi tiếng
Theo Đề án Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải, số đầu mối thuộc cơ cấu của 2 Bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 25-27 đơn vị, giảm 15-17 đơn vị.

Tại họp báo thường kỳ ngày 27/12, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã khẩn trương, tích cực làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để hoàn thiện báo cáo Tổng kết Nghị quyết 18 và dự thảo Đề án Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ đúng thời hạn.

Quan điểm của lãnh đạo Bộ Xây dựng: "Đây là công việc hệ trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến từng cán bộ, công chức. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải có sự đoàn kết, thống nhất rất cao, đồng thuận, quyết tâm cao, dũng cảm, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.

Mỗi lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải quyết liệt trong quá trình thực hiện, bám sát các nguyên tắc của Đảng, cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn. Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy phải gắn với phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương.

Sau sắp xếp, bộ máy phải vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, phải tốt hơn trước đây; không để bỏ trống các lĩnh vực quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ; không chồng chéo chức năng nhiệm vụ; không để ách tắc trong công việc, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp".

1735307325906.png

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chủ trì họp báo thường kỳ (Ảnh: Bộ Xây dựng).

Theo đại diện Bộ, trong bối cảnh nhiệm vụ được giao nhiều và nặng nề qua từng nhiệm kỳ Chính phủ, Bộ Xây dựng vẫn giữ cơ cấu tinh gọn nhất khi không hình thành cấp tổng cục, không thành lập một số tổ chức hành chính có ở một số Bộ khác như Vụ Thi đua - Khen thưởng, Cục Quản trị... mà các tổ chức này đều được tinh gọn thành các bộ phận bên trong các đơn vị trực thuộc Bộ. Bộ Xây dựng là một trong những Bộ đầu tiên bỏ mô hình phòng trong Vụ.

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng đến nay chỉ còn 15 đơn vị hành chính; đã giảm số lượng phòng trong các đơn vị hành chính từ 54 phòng xuống còn 46 phòng (tương đương 28%); giảm 74/532 đầu mối tương đương 14% tổng số đầu mối tại các đơn vị sự nghiệp.

Bộ Xây dựng cũng đã chuyển giao 5 doanh nghiệp về SCIC, thoái hết vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp. Đến hiện tại, Bộ chỉ còn đại diện chủ sở hữu tại 6 doanh nghiệp, giảm 10 doanh nghiệp, tương đương 62,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trước đó.

Số lượng chỉ tiêu biên chế được giao của Bộ Xây dựng giảm 7,5%, đến nay chỉ còn 357 biên chế; giảm 565 người, tương đương 14% tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Xây dựng. Đến năm 2024, Bộ chỉ còn khoảng 3.500 người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, 380 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Đại diện Bộ cho biết, trong điều kiện bộ máy tổ chức và số lượng biên chế đã hết sức tinh gọn qua nhiều nhiệm kỳ, Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo việc xây dựng Đề án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải với 2 yêu cầu lớn.

Thứ nhất, nghiêm túc rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy bên trong Bộ Xây dựng để lên phương án tiếp tục tinh gọn bộ máy; đã tinh gọn thì cần tinh gọn hơn nữa.

Thứ hai, nhận thức Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải là một, không phân biệt "bên anh, bên tôi" để thẳng thắn đánh giá các chức năng, nhiệm vụ trùng lắp hoặc có sự gắn kết, liên thông. Qua đó, mạnh dạn đề xuất các phương án đột phá để giải thể, hoặc hợp nhất, tổ chức lại các đơn vị của hai bộ theo hướng tinh gọn, khoa học và nâng cao được hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Theo Đề án Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải, số đầu mối thuộc cơ cấu của 2 Bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị; trong đó Bộ Xây dựng có 19 đơn vị, Bộ Giao thông Vận tải có 23 đơn vị. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 25-27 đơn vị, giảm 15-17 đơn vị, tương đương 35-40% tổng số đầu mối.

Cùng với sự khẩn trương, nỗ lực của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải, nhiều địa phương cũng đang triển khai xây dựng Đề án hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải theo tinh thần: "vừa chạy vừa xếp hàng; Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở".

Sau sáp nhập, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải dự kiến có tên là Bộ Xây dựng và Giao thông.

Nguồn: Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top