Màu của em
Thành viên tích cực
Bạn có muốn biết vận may của mình năm nay thế nào? tương lai hậu vận ra sao? Tôi đồ rằng ai cũng băn khoăn và đều muốn biết câu trả lời. Có người đôi khi nghĩ đến vẩn vơ rồi cho qua. Có người lại quá bị ám ảnh bởi tương lai nên quyết định... đi hỏi thày bói.
Nhưng bạn có biết rằng thày bói cũng như bạn không? Chỉ có điều họ hơn bạn ở chỗ biết sử dụng các thủ thuật này nhé:
Thủ thuật 1: Đọc nguội (Cold Reading)
Đưa ra phán đoán dựa trên quan sát về ngoại hình, cử chỉ, lời nói, thói quen, tư duy, trình độ học thức, vị trí xã hội... của khách hàng.
Thủ thuật 2: Hiệu ứng Barnum
Con người luôn có xu hướng chấp nhận những điều mang tính chung chung, mơ hồ, thường đúng với rất nhiều người, và khách hàng tự liên hệ đến bản thân họ.
Ví dụ:
“Bạn là người thường tự trách móc bản thân và đôi khi dằn vặt về sai lầm trong quá khứ.”
Thủ thuật 3: Đọc ấm (Warm Reading)
Đưa ra những nhận định về người thân đã mất của khách hàng mà đôi khi chính khách hàng cũng không chắc chắn hoặc không thể xác minh.
Thủ thuật 4: Thủ thuật Mánh Cầu Vồng (Rainbow Ruse)
Đưa ra luận điểm mang tính hai mặt nhưng đi kèm với nhau.
Ví dụ:
“Bạn là một người hiền lành nhưng luôn tiềm ẩn sự phá cách, nổi loạn khi cảm xúc bị tác động.”
Thủ thuật 5: Hiệu ứng đe dọa tương lai gần
Đưa ra dự đoán rằng khách hàng hoặc người thân sẽ gặp nguy hiểm, tai ương hoặc tử vong trong tương lai gần, sau đó đề xuất giải pháp (thường dựa vào tiền bạc).
Thủ thuật 6: Ký ức chọn lọc
Khách hàng chỉ nhớ đến những gì họ muốn nhớ.
Ví dụ:
Khi “thầy” phán 2 câu đúng và 8 câu sai, khách hàng thường chỉ tập trung vào 2 câu đúng.
Thủ thuật 7: Hiệu ứng mong ước
Khách hàng luôn muốn nghe những dự báo tốt đẹp hoặc những lời khen.
Thủ thuật 8: Hiệu ứng Tiến sĩ Fox (Dr. Fox Effect)
Khách hàng dễ bị thuyết phục bởi những luận điểm mang tính khoa học và hài hước.
Hiệu ứng Tiến sĩ Fox cho rằng chúng ta có thể bị đánh lừa về trình độ và kiến thức của người thuyết trình, nhất là khi người đó sử dụng các thủ thuật diễn thuyết khiến bài nói trở nên hấp dẫn. Thậm chí, một người không có chuyên môn cũng có thể giảng dạy cho các chuyên gia mà vẫn khiến người nghe cảm thấy mình học được nhiều điều.
Năm 1970 tại Trường Y, Đại học California:
Các nhà nghiên cứu đã làm một thí nghiệm: nhờ một diễn viên chuyên nghiệp đóng giả “Tiến sĩ Fox” để đọc một bài viết khoa học. Những gì diễn viên này đọc hầu như không đúng chủ đề, còn gây tranh cãi và chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nhờ cách diễn thuyết trôi chảy và cảm xúc, “Tiến sĩ Fox” đã chiếm được niềm tin của người nghe.
Thủ thuật 9: Phương pháp S.úng Săn (Shotgunning)
Đưa ra những luận điểm theo nhiều hướng, rất chung chung và khó sai.
Thủ thuật 10: Hiệu ứng tương quan ảo
Con người có xu hướng nhìn thấy những gì mình muốn thấy.
Ví dụ:
Khách hàng sẽ cố tìm ra thông tin phù hợp với dự báo.
Thủ thuật 11: Hiệu ứng tính không sai lầm
Ví dụ:
Khi dự đoán sai, người phán chỉ cần thừa nhận: “Chưa hiểu hết thiên cơ.”
Thủ thuật n:
Còn rất nhiều thủ thuật chưa được liệt kê... (he he).
P/s: Chúc bạn luôn tỉnh táo!
(Sưu tầm)
Nhưng bạn có biết rằng thày bói cũng như bạn không? Chỉ có điều họ hơn bạn ở chỗ biết sử dụng các thủ thuật này nhé:
Thủ thuật 1: Đọc nguội (Cold Reading)
Đưa ra phán đoán dựa trên quan sát về ngoại hình, cử chỉ, lời nói, thói quen, tư duy, trình độ học thức, vị trí xã hội... của khách hàng.
Thủ thuật 2: Hiệu ứng Barnum
Con người luôn có xu hướng chấp nhận những điều mang tính chung chung, mơ hồ, thường đúng với rất nhiều người, và khách hàng tự liên hệ đến bản thân họ.
Ví dụ:
“Bạn là người thường tự trách móc bản thân và đôi khi dằn vặt về sai lầm trong quá khứ.”
Thủ thuật 3: Đọc ấm (Warm Reading)
Đưa ra những nhận định về người thân đã mất của khách hàng mà đôi khi chính khách hàng cũng không chắc chắn hoặc không thể xác minh.
Thủ thuật 4: Thủ thuật Mánh Cầu Vồng (Rainbow Ruse)
Đưa ra luận điểm mang tính hai mặt nhưng đi kèm với nhau.
Ví dụ:
“Bạn là một người hiền lành nhưng luôn tiềm ẩn sự phá cách, nổi loạn khi cảm xúc bị tác động.”
Thủ thuật 5: Hiệu ứng đe dọa tương lai gần
Đưa ra dự đoán rằng khách hàng hoặc người thân sẽ gặp nguy hiểm, tai ương hoặc tử vong trong tương lai gần, sau đó đề xuất giải pháp (thường dựa vào tiền bạc).
Thủ thuật 6: Ký ức chọn lọc
Khách hàng chỉ nhớ đến những gì họ muốn nhớ.
Ví dụ:
Khi “thầy” phán 2 câu đúng và 8 câu sai, khách hàng thường chỉ tập trung vào 2 câu đúng.
Thủ thuật 7: Hiệu ứng mong ước
Khách hàng luôn muốn nghe những dự báo tốt đẹp hoặc những lời khen.
Thủ thuật 8: Hiệu ứng Tiến sĩ Fox (Dr. Fox Effect)
Khách hàng dễ bị thuyết phục bởi những luận điểm mang tính khoa học và hài hước.
Hiệu ứng Tiến sĩ Fox cho rằng chúng ta có thể bị đánh lừa về trình độ và kiến thức của người thuyết trình, nhất là khi người đó sử dụng các thủ thuật diễn thuyết khiến bài nói trở nên hấp dẫn. Thậm chí, một người không có chuyên môn cũng có thể giảng dạy cho các chuyên gia mà vẫn khiến người nghe cảm thấy mình học được nhiều điều.
Năm 1970 tại Trường Y, Đại học California:
Các nhà nghiên cứu đã làm một thí nghiệm: nhờ một diễn viên chuyên nghiệp đóng giả “Tiến sĩ Fox” để đọc một bài viết khoa học. Những gì diễn viên này đọc hầu như không đúng chủ đề, còn gây tranh cãi và chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nhờ cách diễn thuyết trôi chảy và cảm xúc, “Tiến sĩ Fox” đã chiếm được niềm tin của người nghe.
Thủ thuật 9: Phương pháp S.úng Săn (Shotgunning)
Đưa ra những luận điểm theo nhiều hướng, rất chung chung và khó sai.
Thủ thuật 10: Hiệu ứng tương quan ảo
Con người có xu hướng nhìn thấy những gì mình muốn thấy.
Ví dụ:
Khách hàng sẽ cố tìm ra thông tin phù hợp với dự báo.
Thủ thuật 11: Hiệu ứng tính không sai lầm
Ví dụ:
Khi dự đoán sai, người phán chỉ cần thừa nhận: “Chưa hiểu hết thiên cơ.”
Thủ thuật n:
Còn rất nhiều thủ thuật chưa được liệt kê... (he he).
P/s: Chúc bạn luôn tỉnh táo!
(Sưu tầm)