Được hoàn thuế nhưng đột ngột lại bị báo nợ thuế; ra ngân hàng nộp thuế rồi vẫn nhận thông báo “cưỡng chế thuế”... là một số tình huống “bỗng dưng nợ thuế” rất oái oăm.
Chị Nguyễn Thu Thảo (ở Duy Xuyên, Quảng Nam) có hai nguồn thu nhập. Cơ quan chi trả nguồn thu nhập thứ hai thông báo đã khấu trừ thuế, chị chỉ cần quyết toán nguồn thu nhập ở cơ quan chi trả thứ nhất. Quyết toán thuế xong xuôi, chị được nhận 114.000 đồng tiền hoàn thuế.
Mới đây, cài app (ứng dụng) eTax Mobile, chị bỗng nhiên thấy thông báo đang nợ 114.000 đồng. Chị Thảo tự phán đoán, có thể cơ quan thuế cộng thu nhập cả hai nơi và đưa khoản tiền hoàn thuế đã trả vào diện nợ thuế.
Chị Thảo vô cùng bối rối vì tìm hết các chương/mục trong app eTax Mobile mà không có hướng dẫn hoặc thông báo cụ thể về cách thức trả lại khoản tiền hoàn thuế này. Chỉ thấy mỗi thông báo đang nợ thuế.
Tôi nghĩ hay là cứ tự ra ngân hàng nộp hú họa trong tài khoản để sau này thuế kiểm tra thì thấy đã đóng rồi. Nhưng cũng không biết làm vậy có được không”, chị Thảo kể với PV VietNamNet.
Bà Hồng Nhung, giảng viên một trường đại học về luật ở Hà Nội, chia sẻ một tình huống "bỗng dưng nợ thuế" khác: Do chưa quen dùng app eTax Mobile, có người nộp thuế tại ngân hàng, hai tháng sau vẫn nhận thông báo chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Người nộp thuế gửi email báo cáo là đã nộp thuế, đính kèm hóa đơn chứng từ của ngân hàng cùng văn bản chứng minh là đã đến cơ quan thuế để báo rằng đã nộp tiền, nhưng sau đấy vẫn tiếp tục nhận được thông báo cưỡng chế thuế.
Những trường hợp nêu trên đều có tâm lý muốn giải quyết dứt điểm càng sớm càng tốt bởi theo quy định hiện hành, nợ thuế quá 90 ngày sẽ bị "cưỡng chế thuế", nguy cơ không thể xuất cảnh, chưa kể các loại tiền phạt.
"Do không biết cách tra cứu thông tin nợ thuế trên hệ thống eTax, năm ngoái, tôi bỗng dưng trở thành “con nợ thuế lâu năm”, bị truy thu hơn chục triệu đồng.
Trước đó tôi không hề nhận được thông báo, cảnh báo rằng mình nợ thuế. Nếu biết thì tôi đã nộp rồi. Không chỉ phải nộp số nợ mà tôi còn bị tính lãi theo ngày đối với tiền phạt chậm nộp nên đành phải xoay sở trả hết cho xong”, chị Hồng Khanh (ở Hà Nội) bức xúc.
Theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Ngoài chuyện mất nhiều thời gian, công sức hoàn tất các thủ tục để tránh bị cưỡng chế thuế, những trường hợp “bỗng dưng nợ thuế” như kể trên đều có chung tâm trạng ấm ức, cảm thấy bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây thì thấy, "bỗng dưng nợ thuế" sau khi đã hoàn thành quyết toán không phải câu chuyện cá biệt mà đang là mối lo của khá nhiều người nộp thuế sau khi tra cứu thông tin từ eTax Mobile.
Đầu tuần trước, PV VietNamNet đã liên hệ với lãnh đạo Tổng cục Thuế, cung cấp thông tin cụ thể về trường hợp của chị Thảo để giúp chị sớm thoát khỏi tâm lý hoang mang vì "nợ thuế", đồng thời hỗ trợ kịp thời cho những trường hợp tương tự có thể xảy ra trên thực tế, tránh thông tin tiêu cực về eTax Mobile, giúp cán bộ thuế giảm thời gian và công sức phải đi xử lý từng trường hợp vướng mắc.
Theo sự hướng dẫn của vị lãnh đạo Tổng cục Thuế, PV VietNamNet cung cấp ngay mã số thuế và số điện thoại của chị Thảo để cán bộ thuế tra cứu thông tin, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết.
Tổng cục Thuế yêu cầu phải liên hệ với bộ phận Truyền thông thì mới cung cấp.
Theo luật sư Ngô Quang Thắng, Giám đốc Điều hành DVL Lawfirm, hiện nay, ứng dụng eTax Mobile giúp người nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng tra cứu hồ sơ khai thuế, thông tin nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị điện thoại thông minh có kết nối Internet.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hệ thống eTax Mobile hoặc hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố kỹ thuật, dẫn đến việc cập nhật thông tin bị chậm trễ. Đôi khi, quá trình xử lý giao dịch từ ngân hàng đến cơ quan thuế có thể mất thời gian, đặc biệt là trong các giai đoạn cao điểm.
Để tránh rắc rối, người nộp thuế cần kiểm tra kỹ biên lai hoặc xác nhận từ ngân hàng đảm bảo rằng giao dịch nộp thuế đã được thực hiện thành công; Luôn giữ lại các biên lai, email và bất kỳ tài liệu nào liên quan đến việc nộp thuế, sẵn sàng cung cấp bằng chứng khi cần thiết.
Khi gặp trục trặc, hãy gọi điện, gửi email, sử dụng dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc đến trực tiếp chi cục thuế nơi cư trú để thông báo vấn đề và cung cấp các chứng từ liên quan.
Đối với các cơ quan thuế, luật sư Thắng khuyến nghị, cần tiếp tục cải thiện hệ thống eTax Mobile, đảm bảo tính ổn định và nhất quán của dữ liệu hiển thị; Cung cấp hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ trực tuyến để người dân dễ dàng sử dụng; Đảm bảo kết nối liên thông dữ liệu giữa các cơ quan thuế, ngân hàng và các đơn vị liên quan để cập nhật thông tin nộp thuế kịp thời và chính xác.
Ngành Thuế cần nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới như dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và xử lý các lỗi hệ thống, dự đoán và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn, cũng như cung cấp hỗ trợ tự động cho người nộp thuế; phát triển hệ thống cảnh báo tự động để thông báo cho người nộp thuế về các khoản nợ thuế, hạn nộp thuế và các thay đổi liên quan.
Nguồn: Vietnamnet
Chị Nguyễn Thu Thảo (ở Duy Xuyên, Quảng Nam) có hai nguồn thu nhập. Cơ quan chi trả nguồn thu nhập thứ hai thông báo đã khấu trừ thuế, chị chỉ cần quyết toán nguồn thu nhập ở cơ quan chi trả thứ nhất. Quyết toán thuế xong xuôi, chị được nhận 114.000 đồng tiền hoàn thuế.
Mới đây, cài app (ứng dụng) eTax Mobile, chị bỗng nhiên thấy thông báo đang nợ 114.000 đồng. Chị Thảo tự phán đoán, có thể cơ quan thuế cộng thu nhập cả hai nơi và đưa khoản tiền hoàn thuế đã trả vào diện nợ thuế.
Chị Thảo vô cùng bối rối vì tìm hết các chương/mục trong app eTax Mobile mà không có hướng dẫn hoặc thông báo cụ thể về cách thức trả lại khoản tiền hoàn thuế này. Chỉ thấy mỗi thông báo đang nợ thuế.
Nhiều người ngỡ ngàng khi biết mình "bỗng dưng nợ thuế". Ảnh: Phạm Hải
“Nếu không cài app, tôi cũng đâu biết là đang nợ thuế vì năm ngoái quyết toán thuế xong xuôi cả rồi. Thà rằng mình đóng thiếu, đây lại là cơ quan thuế trả lại, giờ không biết phải làm sao. Tôi đã liên hệ Chi cục Thuế Quảng Nam, các cán bộ thuế ở đây nói họ cũng không biết làm thế nào.Tôi nghĩ hay là cứ tự ra ngân hàng nộp hú họa trong tài khoản để sau này thuế kiểm tra thì thấy đã đóng rồi. Nhưng cũng không biết làm vậy có được không”, chị Thảo kể với PV VietNamNet.
Bà Hồng Nhung, giảng viên một trường đại học về luật ở Hà Nội, chia sẻ một tình huống "bỗng dưng nợ thuế" khác: Do chưa quen dùng app eTax Mobile, có người nộp thuế tại ngân hàng, hai tháng sau vẫn nhận thông báo chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Người nộp thuế gửi email báo cáo là đã nộp thuế, đính kèm hóa đơn chứng từ của ngân hàng cùng văn bản chứng minh là đã đến cơ quan thuế để báo rằng đã nộp tiền, nhưng sau đấy vẫn tiếp tục nhận được thông báo cưỡng chế thuế.
Những trường hợp nêu trên đều có tâm lý muốn giải quyết dứt điểm càng sớm càng tốt bởi theo quy định hiện hành, nợ thuế quá 90 ngày sẽ bị "cưỡng chế thuế", nguy cơ không thể xuất cảnh, chưa kể các loại tiền phạt.
"Do không biết cách tra cứu thông tin nợ thuế trên hệ thống eTax, năm ngoái, tôi bỗng dưng trở thành “con nợ thuế lâu năm”, bị truy thu hơn chục triệu đồng.
Trước đó tôi không hề nhận được thông báo, cảnh báo rằng mình nợ thuế. Nếu biết thì tôi đã nộp rồi. Không chỉ phải nộp số nợ mà tôi còn bị tính lãi theo ngày đối với tiền phạt chậm nộp nên đành phải xoay sở trả hết cho xong”, chị Hồng Khanh (ở Hà Nội) bức xúc.
Theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Ngoài chuyện mất nhiều thời gian, công sức hoàn tất các thủ tục để tránh bị cưỡng chế thuế, những trường hợp “bỗng dưng nợ thuế” như kể trên đều có chung tâm trạng ấm ức, cảm thấy bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây thì thấy, "bỗng dưng nợ thuế" sau khi đã hoàn thành quyết toán không phải câu chuyện cá biệt mà đang là mối lo của khá nhiều người nộp thuế sau khi tra cứu thông tin từ eTax Mobile.
Đầu tuần trước, PV VietNamNet đã liên hệ với lãnh đạo Tổng cục Thuế, cung cấp thông tin cụ thể về trường hợp của chị Thảo để giúp chị sớm thoát khỏi tâm lý hoang mang vì "nợ thuế", đồng thời hỗ trợ kịp thời cho những trường hợp tương tự có thể xảy ra trên thực tế, tránh thông tin tiêu cực về eTax Mobile, giúp cán bộ thuế giảm thời gian và công sức phải đi xử lý từng trường hợp vướng mắc.
Theo sự hướng dẫn của vị lãnh đạo Tổng cục Thuế, PV VietNamNet cung cấp ngay mã số thuế và số điện thoại của chị Thảo để cán bộ thuế tra cứu thông tin, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết.
Tổng cục Thuế yêu cầu phải liên hệ với bộ phận Truyền thông thì mới cung cấp.
Theo luật sư Ngô Quang Thắng, Giám đốc Điều hành DVL Lawfirm, hiện nay, ứng dụng eTax Mobile giúp người nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng tra cứu hồ sơ khai thuế, thông tin nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị điện thoại thông minh có kết nối Internet.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hệ thống eTax Mobile hoặc hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố kỹ thuật, dẫn đến việc cập nhật thông tin bị chậm trễ. Đôi khi, quá trình xử lý giao dịch từ ngân hàng đến cơ quan thuế có thể mất thời gian, đặc biệt là trong các giai đoạn cao điểm.
Để tránh rắc rối, người nộp thuế cần kiểm tra kỹ biên lai hoặc xác nhận từ ngân hàng đảm bảo rằng giao dịch nộp thuế đã được thực hiện thành công; Luôn giữ lại các biên lai, email và bất kỳ tài liệu nào liên quan đến việc nộp thuế, sẵn sàng cung cấp bằng chứng khi cần thiết.
Khi gặp trục trặc, hãy gọi điện, gửi email, sử dụng dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc đến trực tiếp chi cục thuế nơi cư trú để thông báo vấn đề và cung cấp các chứng từ liên quan.
Đối với các cơ quan thuế, luật sư Thắng khuyến nghị, cần tiếp tục cải thiện hệ thống eTax Mobile, đảm bảo tính ổn định và nhất quán của dữ liệu hiển thị; Cung cấp hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ trực tuyến để người dân dễ dàng sử dụng; Đảm bảo kết nối liên thông dữ liệu giữa các cơ quan thuế, ngân hàng và các đơn vị liên quan để cập nhật thông tin nộp thuế kịp thời và chính xác.
Ngành Thuế cần nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới như dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và xử lý các lỗi hệ thống, dự đoán và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn, cũng như cung cấp hỗ trợ tự động cho người nộp thuế; phát triển hệ thống cảnh báo tự động để thông báo cho người nộp thuế về các khoản nợ thuế, hạn nộp thuế và các thay đổi liên quan.
Nguồn: Vietnamnet