BTV Đức Dụ trực phát thanh trưa 30/4/1975: Cầm bản tin suýt ngã, ngỡ mình đang mơ

ndkd833
Nguyen Duc Thanh Nguyen
Phản hồi: 2

Nguyen Duc Thanh Nguyen

Thành viên nổi tiếng
Đã 50 năm trôi qua nhưng mỗi lần nhớ đến khoảnh khắc cùng đồng nghiệp trực bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975, ông Đức Dụ không khỏi bồi hồi, xúc động...

1745540027816.png


Đúng 11h30 phút ngày 30/4/1975, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Và chỉ 15 phút sau, tức là khoảng 11h45 phút, thông tin về chiến thắng vĩ đại này đã vang lên hào sảng trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.

May mắn có mặt trong giây phút quan trọng và tự hào khi cùng đồng nghiệp hoàn thành bản tin chiến thắng trong ngày 30/4/1975, biên tập viên (BTV) Đức Dụ vẫn vẹn nguyên những cảm xúc khi nhớ về thời khắc ấy.

Trong cuộc trò chuyện với nhóm phóng viên Dân trí tại căn nhà nằm trên phố Nhân Hòa (Hà Nội), ông Đức Dụ cho biết, mỗi năm cứ đến ngày 30/4, ông lại xem những bức ảnh cũ và nghe lại bản tin năm xưa…

View attachment 18570

"Tôi suýt ngã khi cầm bản tin chiến thắng"​

Đã 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cảm xúc của ông thế nào khi nhớ về ngày mình cùng đồng nghiệp trực và thực hiện bản tin trưa 30/4/1975?

- Tôi về làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1973 thì năm 1975 có sự
Sau bản tin đầu tiên, Đài Tiếng nói Việt Nam còn có các bản tin chiến thắng được thu âm sau đó nữa đúng không ông?

- Bản tin đọc thẳng trưa ngày 30/4/1975 được phát thanh viên Tuyết Mai đọc theo tin của Thông tấn xã Giải phóng. Sau đó, bản tin được các phát thanh viên khác đọc ở nhiều thời điểm trong ngày.

Tin chiến thắng là bản tin quan trọng, vì thế được chuyển bằng xe Giao thông, bản tin nằm trong bì thư có dấu đỏ niêm phong, bảo mật. Trước khi được chuyển về 39 Bà Triệu để phát thanh viên đọc, bản tin đã được lãnh đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam duyệt rất kỹ.

Ông có chia sẻ kỷ niệm đặc biệt khi làm tin chiến thắng với gia đình mình?

- Hôm đó đi làm về, tôi nói với mẹ: "Việt Nam thống nhất rồi, con vui và no nên không ăn cơm". Tôi kể cho cả nhà nghe về việc trực tin, cùng ê-kíp hoàn thành bản tin đó.

Sau này khi con, cháu lớn lên, tôi cũng kể cho chúng nghe về bản tin trưa ngày 30/4/1975 để các con, cháu yêu quê hương hơn và trân trọng lịch sử, hòa bình.

Mỗi lần nhớ lại ngày hôm đó, tôi đều thấy xúc động, tự hào!

"Tôi từng làm nghề sửa vô tuyến điện để kiếm thêm thu nhập"​

Ông vào làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam do cơ duyên nào?

- Tôi sinh năm 1948 tại Hà Nội. Năm 1967, tôi đỗ vào khoa Tự động hóa của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm 1972, Mỹ ném bom tại phố Khâm Thiên, chúng tôi phải đi sơ tán ở Phú Xuyên.

Khi đó, chúng tôi đã làm đồ án tốt nghiệp đại học. Chúng tôi đã khám xong sức khỏe, sẵn sàng đợi lệnh để lên đường đi chiến đấu.

Nhà tôi có 2 anh trai là liệt sĩ. Anh cả tôi hy sinh năm 1946 ở Hà Nội và một anh kế hy sinh ở Thái Nguyên năm 1967. Tôi được Ban tuyển quân cho ở lại Hà Nội để sản xuất và làm việc.

Hai tháng sau, tôi ra Ga Hà Nội, gặp một người bạn cùng lớp quê Nghệ An. Anh ấy nói: "Tôi và ông đều có tên trong danh sách làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam đấy".

Thời điểm ấy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có khoảng 30 sinh viên được phân công về Đài làm việc, phần lớn làm kỹ thuật, chỉ có khoảng gần 10 người làm phóng viên, biên tập viên.

Tôi được chuyển về Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam với chức danh BTV.
Thời gian đầu khi làm công việc phát thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ông có gặp nhiều khó khăn?

- Chuyên môn của chúng tôi không phải là báo chí nên cũng vừa làm vừa học. Thời đó, tôi học lỏm các đồng nghiệp nhiều. Sau này, tôi được cử đi học chuyên ngành phát thanh. Sau một thời gian, tôi thấy yêu nghề và muốn gắn bó với công việc làm báo này.

Ngày nhỏ, tôi rất thích nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, vì thích máy móc kỹ thuật nên tôi cũng vào Hà Đông mua linh kiện về lắp để thu sóng của Đài Phát thanh ở Mễ Trì, khi được phân công làm việc tại đây, tôi rất vui.

Khi làm ở Ban Thời sự, tôi đi tác nghiệp khắp nơi trên đất nước. Khi ấy, làm tin vất vả lắm vì không có máy tính, mạng internet như bây giờ.

Chúng tôi đi lấy tin thì viết lên giấy, đưa cho tổ đánh máy gõ, bản tin được Trưởng ban duyệt, sau đó tôi đi xe đạp chuyển từ 58 Quán Sứ sang 39 Bà Triệu để các phát thanh viên như: Tuyết Mai, Việt Khoa, Nguyễn Thơ, Kim Cúc… đọc.
kiện quan trọng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời gian đó, chúng tôi liên tục nhận được tin chiến thắng từ các chiến trường ở miền Nam.

Hồi đó, thông tin chúng tôi thường nhận từ Thông tấn xã Giải phóng. Trước đó mấy ngày, chúng tôi được báo, khả năng vào ngày 30/4/1975 sẽ có tin chiến thắng, vì thế tôi và đồng nghiệp được giao nhiệm vụ trực bản tin quan trọng này.

Gần đến ngày chiến thắng, chúng tôi trực cả ngày lẫn đêm, đến ăn cũng không đúng bữa vì phải căng mình ra để đón tin. Trưa ngày 30/4/1975, chúng tôi nhận được tin xe tăng của ta đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Tôi và phóng viên Anh Trang trực ở cổng Đài Tiếng nói Việt Nam, nhận bản tin từ xe Giao thông chuyển từ Thông tấn xã Giải phóng về. Tôi cầm bản tin này chạy vào mà suýt ngã. Tôi ngỡ mình đang mơ khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.

Bản tin được đưa vào phòng đọc thẳng, được phát thanh viên Tuyết Mai đọc lúc gần 12h trưa.

Tin chiến thắng được Đài Hà Nội tiếp âm bằng hệ thống loa phóng thanh trên Bờ Hồ. Trước đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên làm ở Ban Âm nhạc cũng được giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát về tin đại thắng của đất nước nên sau bản tin đặc biệt ấy, bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắng được thu âm và phát ngay trong ngày 30/4/1975.

Khi nghe được tin chiến thắng và bài hát, xe cộ ở Hà Nội đang đi lại tấp nập cũng dừng lại. Mọi người mừng lắm, tiếng hò reo vang lên khắp nơi...

Sau bản tin đầu tiên, Đài Tiếng nói Việt Nam còn có các bản tin chiến thắng được thu âm sau đó nữa đúng không ông?

- Bản tin đọc thẳng trưa ngày 30/4/1975 được phát thanh viên Tuyết Mai đọc theo tin của Thông tấn xã Giải phóng. Sau đó, bản tin được các phát thanh viên khác đọc ở nhiều thời điểm trong ngày.

Tin chiến thắng là bản tin quan trọng, vì thế được chuyển bằng xe Giao thông, bản tin nằm trong bì thư có dấu đỏ niêm phong, bảo mật. Trước khi được chuyển về 39 Bà Triệu để phát thanh viên đọc, bản tin đã được lãnh đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam duyệt rất kỹ.

Ông có chia sẻ kỷ niệm đặc biệt khi làm tin chiến thắng với gia đình mình?

- Hôm đó đi làm về, tôi nói với mẹ: "Việt Nam thống nhất rồi, con vui và no nên không ăn cơm". Tôi kể cho cả nhà nghe về việc trực tin, cùng ê-kíp hoàn thành bản tin đó.

Sau này khi con, cháu lớn lên, tôi cũng kể cho chúng nghe về bản tin trưa ngày 30/4/1975 để các con, cháu yêu quê hương hơn và trân trọng lịch sử, hòa bình.

Mỗi lần nhớ lại ngày hôm đó, tôi đều thấy xúc động, tự hào!

"Tôi từng làm nghề sửa vô tuyến điện để kiếm thêm thu nhập"​

Ông vào làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam do cơ duyên nào?

- Tôi sinh năm 1948 tại Hà Nội. Năm 1967, tôi đỗ vào khoa Tự động hóa của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm 1972, Mỹ ném bom tại phố Khâm Thiên, chúng tôi phải đi sơ tán ở Phú Xuyên.

Khi đó, chúng tôi đã làm đồ án tốt nghiệp đại học. Chúng tôi đã khám xong sức khỏe, sẵn sàng đợi lệnh để lên đường đi chiến đấu.

Nhà tôi có 2 anh trai là liệt sĩ. Anh cả tôi hy sinh năm 1946 ở Hà Nội và một anh kế hy sinh ở Thái Nguyên năm 1967. Tôi được Ban tuyển quân cho ở lại Hà Nội để sản xuất và làm việc.

Hai tháng sau, tôi ra Ga Hà Nội, gặp một người bạn cùng lớp quê Nghệ An. Anh ấy nói: "Tôi và ông đều có tên trong danh sách làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam đấy".

Thời điểm ấy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có khoảng 30 sinh viên được phân công về Đài làm việc, phần lớn làm kỹ thuật, chỉ có khoảng gần 10 người làm phóng viên, biên tập viên.

Tôi được chuyển về Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam với chức danh BTV.
Thời gian đầu khi làm công việc phát thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ông có gặp nhiều khó khăn?

- Chuyên môn của chúng tôi không phải là báo chí nên cũng vừa làm vừa học. Thời đó, tôi học lỏm các đồng nghiệp nhiều. Sau này, tôi được cử đi học chuyên ngành phát thanh. Sau một thời gian, tôi thấy yêu nghề và muốn gắn bó với công việc làm báo này.

Ngày nhỏ, tôi rất thích nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, vì thích máy móc kỹ thuật nên tôi cũng vào Hà Đông mua linh kiện về lắp để thu sóng của Đài Phát thanh ở Mễ Trì, khi được phân công làm việc tại đây, tôi rất vui.
1745540363322.png

Khi làm ở Ban Thời sự, tôi đi tác nghiệp khắp nơi trên đất nước. Khi ấy, làm tin vất vả lắm vì không có máy tính, mạng internet như bây giờ.

Chúng tôi đi lấy tin thì viết lên giấy, đưa cho tổ đánh máy gõ, bản tin được Trưởng ban duyệt, sau đó tôi đi xe đạp chuyển từ 58 Quán Sứ sang 39 Bà Triệu để các phát thanh viên như: Tuyết Mai, Việt Khoa, Nguyễn Thơ, Kim Cúc… đọc.
Công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu, ông có thường xuyên làm việc ở phòng đọc thẳng?

- Quy trình làm việc ở Đài khi ấy là: Khi phóng viên, BTV viết tin bài, được Trưởng ban duyệt, sau đó mới đưa sang Bà Triệu cho các phát thanh viên đọc, thu rồi mới phát bản tin.

Nhưng trước khi tôi về hưu khoảng 10 năm, các phóng viên, BTV có thể vào phòng, đọc chính bản tin của mình viết. Trước đó, việc đọc thẳng chỉ dành cho các tin nóng, sự kiện quan trọng.

Chúng tôi cũng áp lực, sợ mình nói sai trước hàng triệu khán giả nên khi vào phòng đọc thẳng, chúng tôi phải rất thận trọng.
1745540338216.png

Ông có sống được với nghề không, hay phải làm thêm để nuôi 3 con?

- Anh trai tôi có nghề sửa chữa vô tuyến nên những lúc không làm việc ở cơ quan, tôi cũng ra đó phụ giúp để kiếm thêm thu nhập. Sau này, lương tăng lên nên tôi không phải làm thêm nữa. Thu nhập của tôi có thể nuôi được vợ, con.

Tôi có 2 cô con gái cũng theo nghề báo, các con hiện làm tại kênh VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam. Một người con trai thì không theo nghề của tôi.
Cuộc sống của một BTV về hưu có gì đặc biệt, thưa ông?

- Tôi có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngày nào cũng nghe Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi bật đài cả ngày đêm để nghe tin tức, thời sự.

Về hưu, tôi dậy từ 5h, thi thoảng tôi có đi tập thể dục, gặp bạn bè. Tôi vẫn giữ liên lạc với anh Đình Khải, từng công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ!
 

Đính kèm

  • 1745540061977.png
    1745540061977.png
    948.7 KB · Lượt xem: 7


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top