Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Chiều 22/2, bùn tiếp tục trào lên tại ngõ 7, phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, khiến người dân đi lại khó khăn và gián đoạn hoạt động của một số cửa hàng kinh doanh.
Nhiều xe chuyên dụng đã được huy động đến hút bùn, trong khi bao tải đất cát được dựng lên nhằm ngăn chặn bùn lan rộng ra đường Giang Văn Minh và Kim Mã. Tuy nhiên, bên trong ngõ, nước bùn vẫn ngập sâu khiến các phương tiện không thể di chuyển, các hộ kinh doanh tạm đóng cửa, người dân buộc phải sử dụng ủng khi ra ngoài.
Bà Vũ Thanh Hương (75 tuổi, số nhà 32 ngõ 7 Giang Văn Minh) cho biết sự cố đã kéo dài suốt ba ngày qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Bà mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng xác định nguyên nhân và khắc phục triệt để.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) dẫn lời ông Salvatore La Valle, Trưởng nhóm kỹ sư TBM, nhấn mạnh rằng hiện tượng phun trào có thể tiếp tục xảy ra, tuy nhiên đội đã có kế hoạch ứng phó từ trước. Nguyên nhân của hiện tượng trên là "do các giếng nước khoan cũ và cống tháo nước cũ tồn tại dưới lòng đất, tạo thành đường đi cho bùn và phụ gia khoan hầm trào lên mặt đất". Sự cố "sẽ kết thúc ngay sau khi robot đào ngầm TBM đi qua và lắp đặt vỏ hầm".
Tại hiện trường, có khoảng 5 vị trí bùn trào lên từ các miệng hố ga thu nước nằm giữa đường ngõ số 7 và một vài hố thoát nước trong nhà dân. Đại diện đơn vị vận hành máy đào ngầm cho hay dù đã khảo sát kỹ dọc tuyến, đồng thời làm việc với các hộ dân và chính quyền địa phương nơi hầm đi qua để thu thập số liệu, nhưng thực tế thông tin chưa đầy đủ do các chủ hộ đã thay đổi và nhà cửa được xây dựng lại nhiều lần.
Bùn phun trào tại số nhà 130 Kim Mã gây ngập sâu trên 50 cm. Căn nhà này là một trong 3 căn đã được phá dỡ từ trước để phục vụ thi công ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Võ Hải
Ông Sergei Papin, Trưởng kỹ sư hầm Tư vấn Systra (tư vấn dự án) cho hay vật liệu phun lên mặt đất là hỗn hợp bùn, nước và phụ gia đào hầm. Trong đó phụ gia đào hầm hoàn toàn không gây hại, thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu và đã trải qua các kiểm định, phê duyệt nghiêm ngặt của Ban quản lý dự án.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cũng thông tin sự cố không gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình và không có thiệt hại về người. TBM1 (robot đào ngầm) đến nay đã đào được 1,2 km và vẫn đang tiếp tục thi công với tốc độ bình quân 10-12 m/ngày.
Chủ tịch UBND phường Kim Mã Vũ Khắc Thắng cho biết, tại cuộc làm việc chiều 21/2, MRB cam kết chịu toàn bộ chi phí dọn dẹp vệ sinh, đền bù thiệt hại (nếu có) do sự cố gây ra. Phường Kim Mã cũng đề nghị chủ đầu tư chủ động hơn trong việc ứng phó, đặc biệt khi TBM2 (bắt đầu vận hành từ 3/2) đi qua khu vực dân cư trên.
Trước đó chiều 20/2, bùn và nước đã bất ngờ trào lên từ các lỗ nhỏ trên mặt ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phủ kín con ngõ rộng hơn 2 m và dài khoảng 50 m. Ngõ này có 40-50 hộ dân sinh sống. Để phục vụ thi công, ba hộ đã phải phá dỡ nhà và tạm cư, trong khi 15 hộ khác sẽ được di dời theo tiến độ dự án.
Khoảng một tuần trước, 4 hộ dân đã được di dời tạm cư để chuẩn bị robot đào ngầm TBM1 thi công qua khu vực này. Tất cả các hộ nằm trong diện ảnh hưởng đều được MRB cho lắp đặt thiết bị chuyên dụng theo dõi độ rung lắc, lún, nghiêng.... Các thiết bị này được kết nối về trung tâm chỉ huy công trường và được giám sát 24/24 để phòng ngừa các sự cố và cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thi công.
Dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài là 12,5 km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km đã khai thác thương mại, đoạn 4 km ngầm Cầu Giấy - ga Hà Nội đang ghi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2027.
Nhiều xe chuyên dụng đã được huy động đến hút bùn, trong khi bao tải đất cát được dựng lên nhằm ngăn chặn bùn lan rộng ra đường Giang Văn Minh và Kim Mã. Tuy nhiên, bên trong ngõ, nước bùn vẫn ngập sâu khiến các phương tiện không thể di chuyển, các hộ kinh doanh tạm đóng cửa, người dân buộc phải sử dụng ủng khi ra ngoài.
Bà Vũ Thanh Hương (75 tuổi, số nhà 32 ngõ 7 Giang Văn Minh) cho biết sự cố đã kéo dài suốt ba ngày qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Bà mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng xác định nguyên nhân và khắc phục triệt để.

Nhiều hộ dân phải sử dụng các biện pháp che chắn để bùn không tràn vào nhà. Ảnh: Gia Chính
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) dẫn lời ông Salvatore La Valle, Trưởng nhóm kỹ sư TBM, nhấn mạnh rằng hiện tượng phun trào có thể tiếp tục xảy ra, tuy nhiên đội đã có kế hoạch ứng phó từ trước. Nguyên nhân của hiện tượng trên là "do các giếng nước khoan cũ và cống tháo nước cũ tồn tại dưới lòng đất, tạo thành đường đi cho bùn và phụ gia khoan hầm trào lên mặt đất". Sự cố "sẽ kết thúc ngay sau khi robot đào ngầm TBM đi qua và lắp đặt vỏ hầm".
Tại hiện trường, có khoảng 5 vị trí bùn trào lên từ các miệng hố ga thu nước nằm giữa đường ngõ số 7 và một vài hố thoát nước trong nhà dân. Đại diện đơn vị vận hành máy đào ngầm cho hay dù đã khảo sát kỹ dọc tuyến, đồng thời làm việc với các hộ dân và chính quyền địa phương nơi hầm đi qua để thu thập số liệu, nhưng thực tế thông tin chưa đầy đủ do các chủ hộ đã thay đổi và nhà cửa được xây dựng lại nhiều lần.

Bùn phun trào tại khu vực số nhà 130 Kim Mã gây ngập sâu trên 50 cm. Căn nhà này là 1 trong 3 căn đã được phá dỡ từ trước đó để phục vụ thi công ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh:Võ Hải
Bùn phun trào tại số nhà 130 Kim Mã gây ngập sâu trên 50 cm. Căn nhà này là một trong 3 căn đã được phá dỡ từ trước để phục vụ thi công ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Võ Hải
Ông Sergei Papin, Trưởng kỹ sư hầm Tư vấn Systra (tư vấn dự án) cho hay vật liệu phun lên mặt đất là hỗn hợp bùn, nước và phụ gia đào hầm. Trong đó phụ gia đào hầm hoàn toàn không gây hại, thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu và đã trải qua các kiểm định, phê duyệt nghiêm ngặt của Ban quản lý dự án.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cũng thông tin sự cố không gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình và không có thiệt hại về người. TBM1 (robot đào ngầm) đến nay đã đào được 1,2 km và vẫn đang tiếp tục thi công với tốc độ bình quân 10-12 m/ngày.
Chủ tịch UBND phường Kim Mã Vũ Khắc Thắng cho biết, tại cuộc làm việc chiều 21/2, MRB cam kết chịu toàn bộ chi phí dọn dẹp vệ sinh, đền bù thiệt hại (nếu có) do sự cố gây ra. Phường Kim Mã cũng đề nghị chủ đầu tư chủ động hơn trong việc ứng phó, đặc biệt khi TBM2 (bắt đầu vận hành từ 3/2) đi qua khu vực dân cư trên.
Trước đó chiều 20/2, bùn và nước đã bất ngờ trào lên từ các lỗ nhỏ trên mặt ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phủ kín con ngõ rộng hơn 2 m và dài khoảng 50 m. Ngõ này có 40-50 hộ dân sinh sống. Để phục vụ thi công, ba hộ đã phải phá dỡ nhà và tạm cư, trong khi 15 hộ khác sẽ được di dời theo tiến độ dự án.
Khoảng một tuần trước, 4 hộ dân đã được di dời tạm cư để chuẩn bị robot đào ngầm TBM1 thi công qua khu vực này. Tất cả các hộ nằm trong diện ảnh hưởng đều được MRB cho lắp đặt thiết bị chuyên dụng theo dõi độ rung lắc, lún, nghiêng.... Các thiết bị này được kết nối về trung tâm chỉ huy công trường và được giám sát 24/24 để phòng ngừa các sự cố và cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thi công.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội và vị trí các ga. Đồ họa: Tạ Lư
Dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài là 12,5 km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km đã khai thác thương mại, đoạn 4 km ngầm Cầu Giấy - ga Hà Nội đang ghi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2027.
Nguồn: Vnexpress