Chi Le
Thành viên nổi tiếng
Đu trend rau tiến vua ngâm chua ngọt luôn đi các bạn ơi. Làm một lần, ăn hết Rằm được luôn!
Rau tiến vua chua ngọt đã ngon lắm rồi, nhưng đỉnh cao là phải kết hợp với chân gà rút xương nhé, nó giòn sần sật nhai mà sướng miệng. Làm theo cách này của mình, nước ngâm trong veo không sợ đục nhớt, nổi váng. Những ngày đầu xuân có món lai rai rất vui miệng.
Rau tiến vua hay còn gọi là rau công sôi, rất chuộng làm các món gỏi hay ngâm chua ngọt. Cỗ Tết nhiều món chiên xào, thịt thà rất nhanh ngấy, những món chua ngọt, nhiều rau củ như chân gà ngâm rau tiến vua vừa là món khai vị, vừa giải ngán rất hay.
Cách làm món này rất dễ, thậm chí các bạn có thể làm mẻ lớn ăn dần trong Tết. Nguyên liệu, gia vị món ăn đều quen thuộc, bếp nhà nào cũng sẵn. Với cách làm này của mình, chân gà được rút xương rất nhanh chóng mà vẫn giữ được phần da giòn căng, vàng ruộm. Nước ngâm hài hòa vị chua - ngọt, thơm lừng mùi tiêu xanh, sả ớt, để cả Tết vẫn trong veo không bị nhớt hay đông thạch.
Chuẩn bị nguyên liệu nhé:
CHÂN GÀ RÚT XƯƠNG
- 20 cái chân gà to đẹp, bỏ móng
- 1 lít nước sôi
- 4 lát gừng
- 1 tsp bột nghệ
- 1 Tbsp muối hạt
- 2 củ hành khô thái lát
- 1.5 lít nước
- 2 cup đá viên
RAU CỦ NGÂM
- 100g rau tiến vua khô
- 1 tsp muối
- 1 củ cà rốt
- 1 củ đậu
- 5 quả cóc bao tử
- 3 quả ớt sừng thái lát
- 2 củ sả thái lát
- 10 tép tỏi thái lát
- 1 nắm nhỏ tiêu xanh (nếu thích)
NƯỚC NGÂM CHUA NGỌT
- 400ml nước mắm nhạt
- 500g đường
- 100ml giấm
- 50ml nước quất
- 500ml nước lọc
Cách làm mình sẽ chia sẻ chi tiết trong từng ảnh.
Chân gà chọn chân đẹp, to đều nhau, bỏ hết móng rồi chà sơ với muối gừng.
Xếp chân gà ra khay, dùng nước sôi già chần sơ để da gà săn lại, trôi hết mùi hoi tanh gia cầm.
Đun sôi nước cùng hành khô, gừng, muối, bột nghệ rồi thả chân gà vào luộc trong 10-15 phút ở lửa lớn đến khi chân gà chín hoàn toàn.
Canh lúc chân gà đang nóng hổi, mất cảnh giác thì quay xe vớt nó ra trút ngay vào bát nước đá thật lạnh.
Bất ngờ chưa, da gà lúc này sẽ săn lại, vàng ươm giòn sật cực ngon
Để thao tác dễ cần nắm rõ cấu tạo chân gà: gồm cổ chân, cẳng chân, bàn chân, các khớp ngón và gà trống thì có thêm cựa. Bắt đầu từ cổ chân, khía 1 đường dọc xuống các phần khớp ngón thật dứt khoát, mạnh dạn khía sâu để tách rời cả phần gân dai cứng. Làm tương tự với các ngón còn lại.
Các xương ngón đã lộ ra, chỉ cần dùng kìm chuyên dụng nhể hết ra là xong rồi! Lưu ý là làm từ ngón dài nhất rồi tới các ngón bên và cuối cùng là cựa. Với cách làm này của mình, chân gà được rút xương rất nhanh chóng mà vẫn giữ được phần da giòn căng, vàng ruộm.
Cắt chân gà rút xương thành miếng vừa ăn rồi ướp đường. Để lại hai thìa đường nấu nước chấm nhé.
Thêm sả thái lát, ớt sừng, tỏi lát, tiêu xanh rồi trộn cho đều.
Rau tiến vua khô ngâm nước muối nhạt khoảng 30p cho nở, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
Các loại củ khác cũng cắt con chì như thế
Công đoạn trộn các nguyên liệu.
Đến đây thì nấu nước ngâm, bước này quan trọng các bác lưu ngay về, xem kĩ không là hỏng hết bánh kẹo giờ!
Trước hết là đổ nước mắm, giấm, nước quất, đường, nước lọc vào nồi rồi nấu ở lửa nhỏ, nhớ khuấy đều cho sôi nhẹ lăn tăn và bốc hết mùi mắm.
Đừng nấu lửa to sẽ dễ bị chua. Nước ngâm sẽ để nguội hoàn toàn rồi mới sang bước tiếp theo nhé. Nếu nước chua ngọt này còn nóng đã đem đi ngâm, rất dễ khiến chân gà tiết ra chất khiến nước ngâm bị đông lại như thạch.
Chuẩn bị hũ thủy tinh, tiệt trùng sạch sẽ và để thật khô ráo. Một trong những lý do khiến các món ngâm chua, ngâm mắm hay bị nổi váng, mốc meo là do vệ sinh hũ đựng không kĩ, hoặc trong quá trình làm để nguyên liệu, nước ngâm dính nước lã đó!
Đổ ngập nước ngâm, có thể dùng vỉ để lèn phần "topping", tránh để nổi lên trên bề mặt nước mắm ngâm nhé! Sau 1 ngày bảo quản ngăn mát tủ lạnh là có thể ăn được luôn. Khi gắp các bạn nhớ dùng đũa/ thìa sạch nhé, không dùng đũa đang ăn dở, gắp dở món khác để gắp các món ngâm chua. Ăn bao nhiêu gắp ra bấy nhiêu, tránh ăn không hết lại trút ngược vào hũ, như vậy bảo quản sẽ được rất lâu mà vẫn ngon.
Mời bạn cùng thưởng thức và đừng quên khoe những món ngon ngày Tết của gia đình bạn nhé! #dọnnhàđónTết
Rau tiến vua chua ngọt đã ngon lắm rồi, nhưng đỉnh cao là phải kết hợp với chân gà rút xương nhé, nó giòn sần sật nhai mà sướng miệng. Làm theo cách này của mình, nước ngâm trong veo không sợ đục nhớt, nổi váng. Những ngày đầu xuân có món lai rai rất vui miệng.
Rau tiến vua hay còn gọi là rau công sôi, rất chuộng làm các món gỏi hay ngâm chua ngọt. Cỗ Tết nhiều món chiên xào, thịt thà rất nhanh ngấy, những món chua ngọt, nhiều rau củ như chân gà ngâm rau tiến vua vừa là món khai vị, vừa giải ngán rất hay.
Cách làm món này rất dễ, thậm chí các bạn có thể làm mẻ lớn ăn dần trong Tết. Nguyên liệu, gia vị món ăn đều quen thuộc, bếp nhà nào cũng sẵn. Với cách làm này của mình, chân gà được rút xương rất nhanh chóng mà vẫn giữ được phần da giòn căng, vàng ruộm. Nước ngâm hài hòa vị chua - ngọt, thơm lừng mùi tiêu xanh, sả ớt, để cả Tết vẫn trong veo không bị nhớt hay đông thạch.
Chuẩn bị nguyên liệu nhé:
CHÂN GÀ RÚT XƯƠNG
- 20 cái chân gà to đẹp, bỏ móng
- 1 lít nước sôi
- 4 lát gừng
- 1 tsp bột nghệ
- 1 Tbsp muối hạt
- 2 củ hành khô thái lát
- 1.5 lít nước
- 2 cup đá viên
RAU CỦ NGÂM
- 100g rau tiến vua khô
- 1 tsp muối
- 1 củ cà rốt
- 1 củ đậu
- 5 quả cóc bao tử
- 3 quả ớt sừng thái lát
- 2 củ sả thái lát
- 10 tép tỏi thái lát
- 1 nắm nhỏ tiêu xanh (nếu thích)
NƯỚC NGÂM CHUA NGỌT
- 400ml nước mắm nhạt
- 500g đường
- 100ml giấm
- 50ml nước quất
- 500ml nước lọc
Cách làm mình sẽ chia sẻ chi tiết trong từng ảnh.
Chân gà chọn chân đẹp, to đều nhau, bỏ hết móng rồi chà sơ với muối gừng.
Xếp chân gà ra khay, dùng nước sôi già chần sơ để da gà săn lại, trôi hết mùi hoi tanh gia cầm.
Đun sôi nước cùng hành khô, gừng, muối, bột nghệ rồi thả chân gà vào luộc trong 10-15 phút ở lửa lớn đến khi chân gà chín hoàn toàn.
Canh lúc chân gà đang nóng hổi, mất cảnh giác thì quay xe vớt nó ra trút ngay vào bát nước đá thật lạnh.
Bất ngờ chưa, da gà lúc này sẽ săn lại, vàng ươm giòn sật cực ngon
Để thao tác dễ cần nắm rõ cấu tạo chân gà: gồm cổ chân, cẳng chân, bàn chân, các khớp ngón và gà trống thì có thêm cựa. Bắt đầu từ cổ chân, khía 1 đường dọc xuống các phần khớp ngón thật dứt khoát, mạnh dạn khía sâu để tách rời cả phần gân dai cứng. Làm tương tự với các ngón còn lại.
Các xương ngón đã lộ ra, chỉ cần dùng kìm chuyên dụng nhể hết ra là xong rồi! Lưu ý là làm từ ngón dài nhất rồi tới các ngón bên và cuối cùng là cựa. Với cách làm này của mình, chân gà được rút xương rất nhanh chóng mà vẫn giữ được phần da giòn căng, vàng ruộm.
Cắt chân gà rút xương thành miếng vừa ăn rồi ướp đường. Để lại hai thìa đường nấu nước chấm nhé.
Thêm sả thái lát, ớt sừng, tỏi lát, tiêu xanh rồi trộn cho đều.
Rau tiến vua khô ngâm nước muối nhạt khoảng 30p cho nở, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
Các loại củ khác cũng cắt con chì như thế
Công đoạn trộn các nguyên liệu.
Đến đây thì nấu nước ngâm, bước này quan trọng các bác lưu ngay về, xem kĩ không là hỏng hết bánh kẹo giờ!
Trước hết là đổ nước mắm, giấm, nước quất, đường, nước lọc vào nồi rồi nấu ở lửa nhỏ, nhớ khuấy đều cho sôi nhẹ lăn tăn và bốc hết mùi mắm.
Đừng nấu lửa to sẽ dễ bị chua. Nước ngâm sẽ để nguội hoàn toàn rồi mới sang bước tiếp theo nhé. Nếu nước chua ngọt này còn nóng đã đem đi ngâm, rất dễ khiến chân gà tiết ra chất khiến nước ngâm bị đông lại như thạch.
Chuẩn bị hũ thủy tinh, tiệt trùng sạch sẽ và để thật khô ráo. Một trong những lý do khiến các món ngâm chua, ngâm mắm hay bị nổi váng, mốc meo là do vệ sinh hũ đựng không kĩ, hoặc trong quá trình làm để nguyên liệu, nước ngâm dính nước lã đó!
Đổ ngập nước ngâm, có thể dùng vỉ để lèn phần "topping", tránh để nổi lên trên bề mặt nước mắm ngâm nhé! Sau 1 ngày bảo quản ngăn mát tủ lạnh là có thể ăn được luôn. Khi gắp các bạn nhớ dùng đũa/ thìa sạch nhé, không dùng đũa đang ăn dở, gắp dở món khác để gắp các món ngâm chua. Ăn bao nhiêu gắp ra bấy nhiêu, tránh ăn không hết lại trút ngược vào hũ, như vậy bảo quản sẽ được rất lâu mà vẫn ngon.
Mời bạn cùng thưởng thức và đừng quên khoe những món ngon ngày Tết của gia đình bạn nhé! #dọnnhàđónTết