Căn bệnh diễn viên Quý Bình mắc phải nguy hiểm như thế nào?

H
Mimosa
Phản hồi: 2

Mimosa

Thành viên nổi tiếng
Bác sĩ cho biết, với u não ác tính hay còn gọi là ung thư não sẽ có những diễn biến nguy hiểm. Bệnh thường tiến triển nhanh nếu không được can thiệp điều trị sớm. Ung thư ở não hiếm di căn nhưng nguy cơ tái phát thường cao.

Ngày 6/3, khán giả vô cùng bất ngờ trước thông tin diễn viên Quý Bình đã qua đời. Đông đảo sao Việt đã đăng tải bài viết bày tỏ sự thương tiếc xót xa trước sự ra đi của anh.

Được biết, nam diễn viên sinh năm 1983 bị mắc bệnh u não, đã có khoảng thời gian dài chống chọi với bệnh tật và quyết định giấu kín thông tin với công chúng. Do đó khi thông tin anh qua đời được công bố, không ít người cảm thấy đột ngột, bất ngờ. Vậy căn bệnh nam diễn viên mắc phải diễn biến ra sao, nguy hiểm thế nào?

1741355882049.png

Diễn viên Quý Bình qua đời ở tuổi 42 khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối, đau xót. Ảnh: Facebook nhân vật

Trao đổi với PV Dân Việt, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Anh, Trung tâm Ung bướu, Xạ trị và Y học hạt nhân Quốc Tế của một bệnh viện tại Hà Nội cho biết, với u não ác tính hay còn gọi là ung thư não, bệnh sẽ có những diễn biến nguy hiểm. Bệnh thường tiến triển nhanh nếu không được can thiệp điều trị sớm. Ung thư ở não hiếm di căn nhưng nguy cơ tái phát thường cao.

Theo bác sĩ Duy Anh, u não sẽ được chia ra làm 4 mức độ. Các khối u não cấp độ 1 và 2, bệnh nhân chỉ cần can thiệp phẫu thuật lấy tổ chức khối u. Sau đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi định kỳ và không cần điều trị bổ trợ. Tuy nhiên, với khối u não mức độ 3 trở lên, sau mổ, bệnh nhân sẽ phải uống thuốc xạ trị bổ trợ. Ở mức độ 4 bệnh nhân sẽ phải kết hợp hoá xạ trị để đề phòng khối u tái phát.

"So với các bệnh ung thư ở các cơ quan khác, u não là bệnh diễn biến nhanh, độ ác tính cao. Đối với u não ở độ 4, nguy cơ tái phát thường cao, bệnh nhân sẽ được điều trị đa mô thức (phẫu thuật, hoá xạ trị cùng lúc). Sau điều trị, bệnh nhân vẫn cần phải uống thuốc hoá chất 2 năm liên tục và khám định kỳ", bác sĩ Duy Anh nhấn mạnh.

Bác sĩ cho hay, u não cũng có những dấu hiệu lâm sàng như: mất ngủ, đột ngột bị đau đầu. Đây là 2 triệu chứng thường gặp ở thời điểm sớm của bệnh. Ở những giai đoạn muộn hơn, khi khối u phát triển gây chèn ép trong não, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như: buồn nôn, đau đầu theo cơn (hết thuốc giảm đau bệnh nhân tái đau đầu trở lại), liệt mặt, sụp mi, tê tay hoặc liệt tay chân, động kinh.

Nguyên nhân chính xác gây ung thư não đến nay vẫn chưa được xác định, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Một số hội chứng di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Turcot có liên quan đến ung thư não. Tiếp xúc với tia X hoặc phóng xạ trong môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư não.

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa ung thư não và việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp. Người có hệ miễn dịch yếu do HIV/AIDS hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ mắc ung thư não cao hơn.

Để phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư não nói riêng, các chuyên gia lưu ý mọi người nên từ bỏ thói quen xấu như hạn chế uống rượu bia, hút thuốc, thức khuya, sinh hoạt không điều độ. Ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin, khoáng chất và hạn chế thực phẩm như thịt xông khói, đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ nướng, đồ chiên rán. Tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe tổng quát. Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với những nguồn phóng xạ hoặc đi vào những vùng bị nhiễm xạ. Người dân cũng cần khám sức khoẻ định kỳ.

Nguồn: Dân Việt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top