AI Translator
Thành viên tích cực
Tòa án Nhân dân Cấp cao của Khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) đã giữ nguyên bản án tử hình đối với Lý Kiến Bình (Li Jianping), cựu quan chức tham nhũng bậc nhất Trung Quốc với số tiền biển thủ, nhận hối lộ lên tới hơn 3 tỷ nhân dân tệ (hơn 10.000 tỷ đồng). Trung Quốc đã thi hành án tử với ông ta ngày 17/12/2024.
Theo Tân Hoa xã, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 27/8, Lý Kiến Bình, cựu Bí thư Đảng ủy Khu phát triển kinh tế và công nghệ thành phố Hohhot, bị kết án tử hình vì tội tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và thông đồng với tổ chức tội phạm. Trước đó, vào tháng 9/2022, một tòa án trung cấp ở Nội Mông đã tuyên án tử hình đối với Lý Kiến Bình. Sau đó, ông Lý đã kháng cáo bản án này.
Phán quyết của tòa phúc thẩm tuyên ông ta phạm nhiều tội, nhấn mạnh đến tác động xã hội to lớn và mức độ nghiêm trọng của các tội danh.
Từ năm 2006 đến năm 2018, Lý đã lợi dụng nhiều chức vụ bản thân nắm giữ để biển thủ hơn 1,437 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5.000 tỷ đồng) tiền của nhà nước, nhận quà tặng và tiền với tổng số tiền hơn 577 triệu nhân dân tệ và biển thủ hơn 1,055 tỷ nhân dân tệ tiền quỹ từ các công ty nhà nước.
Ông ta cũng duy trì liên lạc chặt chẽ với thủ lĩnh của một tổ chức tội phạm và dung túng cho các hoạt động bất hợp pháp của tổ chức này.
Li Jianping – Lý Kiến Bình (5/1960-17/12/2024), nam, quốc tịch Hán, quê ở Bá Châu, tỉnh Hà Bắc. Lý Kiến Bình đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở Hohhot, thủ phủ của Nội Mông. Lý bắt đầu sự nghiệp từ tháng 8/1982 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1/1985. Ông ta từng là giáo viên tại Trường Điện tử Nội Mông, Bí thư Đoàn Thanh niên Cục Công nghiệp Điện tử Nội Mông, Phó giám đốc Nhà máy bia Nội Mông, sau đó giữ các chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng, Giám đốc Cục Quản lý Tài nguyên và tiết kiệm nước thành phố, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Thủy lợi thành phố Hohhot. Tháng 3/2011, Lý Kiến Bình được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Công tác Đảng Khu Phát triển Kinh tế Hohhot (thủ phủ Khu tự trị Nội Mông).
Tháng 9/2018, Lý Kiến Bình chính thức bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành ủy Hohhot tuyên bố điều tra, đến tháng 8/2019 thì bị “song khai” (bắt giam cách ly điều tra), bị khai trừ khỏi Đảng và cách các chức vụ. Theo quy định pháp luật, vụ việc của Lý được chuyển đến cơ quan công tố để điều tra. Trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc từng tiết lộ vụ án Lý Kiến Bình có liên quan đến hơn 3 tỉ NDT và được gọi là “vụ án lớn nhất trong lịch sử chống tham nhũng ở Nội Mông”.
Vào ngày 27/9/2022, Tòa án Nhân dân trung cấp minh Hưng An (“minh” là một trong ba đơn vị hành chính cấp trên huyện, chỉ có ở Khu tự trị Nội Mông) đã xét xử và tuyên án Lý Kiến Bình tử hình vì phạm các tội tội tham ô, nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và dung túng các tổ chức xã hội đen.
Kết quả điều tra cho thấy, Lý Kiến Bình đã hoàn toàn mất đi lý tưởng, niềm tin, tinh thần và nguyên tắc Đảng, không khai báo trung thực việc riêng, không giải trình trung thực các vấn đề khi tổ chức có yêu cầu...
Trong quá trình công tác, Lý đã coi các công ty thuộc quản lý như “túi tiền” và “máy rút tiền” của mình, chỉ đạo các công ty nhà nước cấp dưới chiếm dụng các quỹ đặc biệt và xâm phạm lợi ích quốc gia trong quá trình mua nhà ở.
Ông ta “vừa là quan, vừa là doanh nhân” trong thời gian dài, cấu kết với các doanh nghiệp làm ăn vô lương tâm, chiếm đoạt trái phép những lợi ích kinh tế khổng lồ. Không chỉ vậy, Lý sống một cuộc sống sa đọa, ra nước ngoài đánh bạc nhiều lần...
Với số tiền biển thủ và nhận hối lộ hơn 3 tỷ nhân dân tệ, Lý Kiến Bình trở thành "quan chức tham nhũng lớn nhất" kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.
Vụ án của Lý được phân loại là "vụ án lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng của Nội Mông", gây chấn động toàn Trung Quốc.
Sau khi Lý bị điều tra, Khu tự trị Nội Mông đã tổ chức hội nghị giáo dục cảnh báo toàn khu vực, công chiếu bộ phim giáo dục cảnh báo "cái giá của việc đánh mất lý tưởng ban đầu"; đồng thời thông báo cho một số đảng viên và cán bộ lãnh đạo về các vụ án, bài học về vi phạm kỷ luật, pháp luật.
Cấp phó của Lý Kiến Bình là Bai Haiquan (Bạch Hải Tuyền) cũng đã bị điều tra vào tháng 7/2014 và bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng, nhận hối lộ hơn 170 triệu nhân dân tệ.
Các công ty trở thành “túi tiền” và “máy rút tiền” của Lý Kiến Bình như thế nào?
Theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia, Lý Kiến Bình giữ chức Bí thư Đảng ủy Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot trong 7 năm (từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2018).
Trong thời gian này, Lý bắt đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giúp đỡ người khác thực hiện các dự án để nhận lại tiền và vật chất. Số tiền tăng dần từ hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn lên đến hàng triệu, chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Sự tham lam của Lý Kiến Bình ngày càng lớn và không có điểm dừng. Ngay cả khi cấp phó là Bai Haiquan, cựu Phó Bí thư Đảng ủy Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot, đồng thời là cựu Phó Giám đốc điều hành Ban Quản lý Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot, bị điều tra vào năm 2014, Lý Kiến Bình cũng không hề kiềm chế hay dừng lại, thậm chí còn tăng cường nỗ lực "vơ vét".
Với tư cách là người lãnh đạo Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot, Lý Kiến Bình không chỉ coi các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý là “túi tiền” và “máy rút tiền” của mình mà còn mượn danh nghĩa người khác thành lập công ty (trong khi thực tế Lý đã tự mình kiểm soát), để đạt được mục đích biển thủ tài sản nhà nước.
Cuộc điều tra còn cho thấy Lý Kiến Bình đã thành lập hàng chục công ty "ma" lớn nhỏ, cũng như các công ty con cấp một, cấp hai và cấp ba được che giấu kỹ càng. Dưới sự hoạch định và chỉ đạo trực tiếp của ông, các công ty này đã mời chào những dự án và kinh doanh với nhau. Một lượng lớn vốn nhà nước thường xuyên chảy vào hệ thống này và được giữ bí mật cho các mục đích khác nhằm "kiếm tiền".
Từ các giao dịch kiếm tiền đơn giản đến thành lập các công ty vỏ bọc để lừa gạt quỹ nhà nước, Lý Kiến Bình đã thu được lợi nhuận kinh tế khổng lồ, với số tiền liên quan lên tới hơn 3 tỷ nhân dân tệ.
Theo lời thú nhận của Lý Kiến Bình, ngoài một khoản tiền dùng để đánh bạc, phần lớn số tiền này được dùng để mua và sưu tầm các bức tranh cũng như thư pháp nổi tiếng, đồ cổ, ngọc bích, đồ trang sức bằng vàng, đồng hồ xa xỉ, các loại rượu nổi tiếng. Bộ sưu tập trong hầm rượu của ông ta lên tới hàng chục nghìn chai.
Những người xử lý vụ việc của Lý từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và Ủy ban Giám sát Khu tự trị tiết lộ, ảnh hưởng nghiêm trọng do vụ tham nhũng gây ra được thể hiện rõ ở ba khía cạnh: xây dựng kinh tế, chính trị, môi trường kinh doanh. Trong đó, những hành vi của Lý đã gây ra thiệt hại to lớn cho Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot. Dù bản thân ông đã bị điều tra và trừng phạt nhưng “di chứng” vẫn còn. Về mặt môi trường kinh doanh, không có sự cạnh tranh công bằng. Các dự án mà Lý quan tâm đều được bật đèn xanh...
“Đệ nhất quan tham Trung Quốc” Lý Kiến Bình: Chức quan nhỏ, tham nhũng lớn
Trong phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân trung cấp minh Hưng An, Khu tự trị Nội Mông sau khi xét xử cho rằng từ năm 2016 đến năm 2018, bị cáo Lý Kiến Bình đã lợi dụng chức vụ Bí thư Ban Công tác đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot Nội Mông, cấu kết với người khác để biển thủ hơn 1,437 tỉ NDT tiền vốn của nhà nước, trong đó có hơn 289 triệu NDT thực tế vẫn chưa lấy được.
Từ năm 2009 đến năm 2014, Lý Kiến Bình đã lợi dụng chức vụ Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn khai thác Phát triển nước Xuân Hoa Hohhot và Bí thư Ban Công tác Đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot để hỗ trợ những người khác trong việc ký hợp đồng dự án và nhận hối lộ tổng cộng hơn 577 triệu NDT tài sản. Từ năm 2006 đến 2016, bản thân Lý Kiến Bình hoặc cùng với những người khác biển thủ hơn 1,055 tỉ NDT tiền công quỹ từ các công ty nhà nước, trong đó hơn 404 triệu NDT chưa được hoàn trả trước khi vụ án xảy ra.
Ngoài ra, Lý Kiến Bình còn có mối quan hệ lâu dài, thân thiết và câu kết thông đồng với Triệu Văn Viễn (Zhao Wenyuan, đã bị kết án), kẻ tổ chức và lãnh đạo một tổ chức có tính chất xã hội đen. Lý Kiến Bình không thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật và đồng lõa, dung túng tổ chức xã hội đen cho Triệu Văn Viễn cầm đầu trong các dự án cưỡng chế phá dỡ, thu hồi đất và sắp xếp công việc, giúp chúng thực hiện các hoạt động phi pháp và phạm tội.
Tại phiên tòa sơ thẩm 27/9/2022, sau khi nghe tuyên mức án tử hình, Lý Kiến Bình đã kháng cáo (Ảnh: Zaobao).
Tháng 2/2021, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước cho đăng bài báo “Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển các khu phát triển kinh tế, người đứng đầu vừa là quan chức vừa là doanh nhân, việc thực thi quyền lực thiếu sự giám sát”, trong đó tiết lộ nhiều chi tiết về vụ án Lý Kiến Bình.
Bài báo cho rằng vụ án Lý Kiến Bình là “vụ án lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng của Nội Mông cho đến nay”.
Trong những năm đó, bắt đầu từ việc lợi dụng chức vụ của mình để giúp đỡ người khác thực hiện các dự án để nhận tiền và vật chất, Lý Kiến Bình đã cố gắng tận dụng hết quyền lực trong tay mình. Số tiền nhận tăng dần từ hàng chục nghìn lên hàng trăm nghìn rồi đến hàng triệu, hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu NDT, sự thèm khát của Lý Kiến Bình ngày càng lớn.
Ngay cả khi Bạch Hải Tuyền (Bai Haiquan), nguyên Phó Bí thư Ban Công tác đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ đồng thời là nguyên Phó Giám đốc điều hành Ban Quản lý, là người làm việc cùng, bị điều tra vào năm 2014, Lý Kiến Bình cũng không hề tỏ ra thức tỉnh, vẫn không kiềm chế hay dừng tay, thậm chí còn tăng cường vơ vét hơn.
Bài báo cũng nêu rõ, để làm nhiễu loạn sự giám sát, Lý Kiến Bình đã đăng ký thành lập công ty dưới danh nghĩa của các nhân viên phục vụ khách sạn là Vương X, Ngao X, và nhân viên xã hội Từ X. Người đại diện theo pháp luật là Vương X, nhưng ông chủ thực sự chính là Lý Kiến Bình. Khi lựa chọn Chủ tịch, Tổng giám đốc và Giám sát trưởng, Lý Kiến Bình đã chia ghế cho ba cá nhân này: Vương X làm Chủ tịch Công ty, Ngao X làm Tổng giám đốc, Từ X làm Giám sát trưởng. Điều buồn cười là khi lựa chọn chủ tịch, tổng giám đốc và tổng giám đốc, Lý Kiến Bình đã sử dụng phương pháp “đá, giấy, kéo” (oẳn tù tì) để 3 vị trí trên.
Bản cáo trạng về tội hối lộ của Viện Kiểm sát tiết lộ, riêng Dương Tiến Đông, người đại diện theo pháp luật của một công ty phát triển bất động sản, đã hối lộ Lý Kiến Bình số tiền lên tới 577,8 triệu NDT (80,892 triệu USD). Phương pháp nhận tiền của Lý Kiến Bình cũng rất khác người: ông ta không nhận tiền mặt hay ở trong nước mà là chuyển ra nước ngoài. Lý sử dụng số tiền được rửa này để hối lộ các quan trên cũng bằng cách chuyển khoản hay chi cho vợ, con họ…
Tuần báo China News Weekly đầu tháng 8/2021 đăng một bài viết cho biết số tiền liên quan đến vụ án Lý Kiến Bình cao hơn nhiều so với tổng số tiền liên quan đến vụ án của Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu chủ tịch China CITIC Financial Asset Management (còn gọi Hoa Dung hay Huarong) là công ty quản lý tài sản tài chính trực thuộc Quốc Vụ viện (tham nhũng hơn 1,7 tỉ NDT) và cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh ( Zhao Zhengyong, tham nhũng 717 triệu NDT).
Bởi vậy, tính đến thời điểm này Lý Kiến Bình đã trở thành “Trung Quốc đệ nhất quan tham” bị đưa ra xét xử.
Theo phân tích của các nguồn tin liên quan, Lý Kiến Bình chỉ là cán bộ cấp sở, chức vụ không cao. Tuy nhiên, số tiền liên quan đến vụ án của ông ta đứng đầu trong số các quan chức tham nhũng được công bố ở Trung Quốc cho đến nay, lên tới 3 tỉ NDT, vượt xa các quan chức tham nhũng khác.
Ngày 17/12, Trung Quốc đã hành quyết Lý Kiến Bình. Ông ta được gặp gỡ người thân trước khi bị xử tử.
#thamnhũngởTrungQuốc
Theo Tân Hoa xã, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 27/8, Lý Kiến Bình, cựu Bí thư Đảng ủy Khu phát triển kinh tế và công nghệ thành phố Hohhot, bị kết án tử hình vì tội tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và thông đồng với tổ chức tội phạm. Trước đó, vào tháng 9/2022, một tòa án trung cấp ở Nội Mông đã tuyên án tử hình đối với Lý Kiến Bình. Sau đó, ông Lý đã kháng cáo bản án này.
Phán quyết của tòa phúc thẩm tuyên ông ta phạm nhiều tội, nhấn mạnh đến tác động xã hội to lớn và mức độ nghiêm trọng của các tội danh.
Từ năm 2006 đến năm 2018, Lý đã lợi dụng nhiều chức vụ bản thân nắm giữ để biển thủ hơn 1,437 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5.000 tỷ đồng) tiền của nhà nước, nhận quà tặng và tiền với tổng số tiền hơn 577 triệu nhân dân tệ và biển thủ hơn 1,055 tỷ nhân dân tệ tiền quỹ từ các công ty nhà nước.
Ông ta cũng duy trì liên lạc chặt chẽ với thủ lĩnh của một tổ chức tội phạm và dung túng cho các hoạt động bất hợp pháp của tổ chức này.
Li Jianping – Lý Kiến Bình (5/1960-17/12/2024), nam, quốc tịch Hán, quê ở Bá Châu, tỉnh Hà Bắc. Lý Kiến Bình đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở Hohhot, thủ phủ của Nội Mông. Lý bắt đầu sự nghiệp từ tháng 8/1982 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1/1985. Ông ta từng là giáo viên tại Trường Điện tử Nội Mông, Bí thư Đoàn Thanh niên Cục Công nghiệp Điện tử Nội Mông, Phó giám đốc Nhà máy bia Nội Mông, sau đó giữ các chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng, Giám đốc Cục Quản lý Tài nguyên và tiết kiệm nước thành phố, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Thủy lợi thành phố Hohhot. Tháng 3/2011, Lý Kiến Bình được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Công tác Đảng Khu Phát triển Kinh tế Hohhot (thủ phủ Khu tự trị Nội Mông).
Tháng 9/2018, Lý Kiến Bình chính thức bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành ủy Hohhot tuyên bố điều tra, đến tháng 8/2019 thì bị “song khai” (bắt giam cách ly điều tra), bị khai trừ khỏi Đảng và cách các chức vụ. Theo quy định pháp luật, vụ việc của Lý được chuyển đến cơ quan công tố để điều tra. Trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc từng tiết lộ vụ án Lý Kiến Bình có liên quan đến hơn 3 tỉ NDT và được gọi là “vụ án lớn nhất trong lịch sử chống tham nhũng ở Nội Mông”.
Vào ngày 27/9/2022, Tòa án Nhân dân trung cấp minh Hưng An (“minh” là một trong ba đơn vị hành chính cấp trên huyện, chỉ có ở Khu tự trị Nội Mông) đã xét xử và tuyên án Lý Kiến Bình tử hình vì phạm các tội tội tham ô, nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và dung túng các tổ chức xã hội đen.
Kết quả điều tra cho thấy, Lý Kiến Bình đã hoàn toàn mất đi lý tưởng, niềm tin, tinh thần và nguyên tắc Đảng, không khai báo trung thực việc riêng, không giải trình trung thực các vấn đề khi tổ chức có yêu cầu...
Trong quá trình công tác, Lý đã coi các công ty thuộc quản lý như “túi tiền” và “máy rút tiền” của mình, chỉ đạo các công ty nhà nước cấp dưới chiếm dụng các quỹ đặc biệt và xâm phạm lợi ích quốc gia trong quá trình mua nhà ở.
Ông ta “vừa là quan, vừa là doanh nhân” trong thời gian dài, cấu kết với các doanh nghiệp làm ăn vô lương tâm, chiếm đoạt trái phép những lợi ích kinh tế khổng lồ. Không chỉ vậy, Lý sống một cuộc sống sa đọa, ra nước ngoài đánh bạc nhiều lần...
Với số tiền biển thủ và nhận hối lộ hơn 3 tỷ nhân dân tệ, Lý Kiến Bình trở thành "quan chức tham nhũng lớn nhất" kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.
Vụ án của Lý được phân loại là "vụ án lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng của Nội Mông", gây chấn động toàn Trung Quốc.
Sau khi Lý bị điều tra, Khu tự trị Nội Mông đã tổ chức hội nghị giáo dục cảnh báo toàn khu vực, công chiếu bộ phim giáo dục cảnh báo "cái giá của việc đánh mất lý tưởng ban đầu"; đồng thời thông báo cho một số đảng viên và cán bộ lãnh đạo về các vụ án, bài học về vi phạm kỷ luật, pháp luật.
Cấp phó của Lý Kiến Bình là Bai Haiquan (Bạch Hải Tuyền) cũng đã bị điều tra vào tháng 7/2014 và bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng, nhận hối lộ hơn 170 triệu nhân dân tệ.
Các công ty trở thành “túi tiền” và “máy rút tiền” của Lý Kiến Bình như thế nào?
Theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia, Lý Kiến Bình giữ chức Bí thư Đảng ủy Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot trong 7 năm (từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2018).
Trong thời gian này, Lý bắt đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giúp đỡ người khác thực hiện các dự án để nhận lại tiền và vật chất. Số tiền tăng dần từ hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn lên đến hàng triệu, chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Sự tham lam của Lý Kiến Bình ngày càng lớn và không có điểm dừng. Ngay cả khi cấp phó là Bai Haiquan, cựu Phó Bí thư Đảng ủy Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot, đồng thời là cựu Phó Giám đốc điều hành Ban Quản lý Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot, bị điều tra vào năm 2014, Lý Kiến Bình cũng không hề kiềm chế hay dừng lại, thậm chí còn tăng cường nỗ lực "vơ vét".
Với tư cách là người lãnh đạo Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot, Lý Kiến Bình không chỉ coi các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý là “túi tiền” và “máy rút tiền” của mình mà còn mượn danh nghĩa người khác thành lập công ty (trong khi thực tế Lý đã tự mình kiểm soát), để đạt được mục đích biển thủ tài sản nhà nước.
Cuộc điều tra còn cho thấy Lý Kiến Bình đã thành lập hàng chục công ty "ma" lớn nhỏ, cũng như các công ty con cấp một, cấp hai và cấp ba được che giấu kỹ càng. Dưới sự hoạch định và chỉ đạo trực tiếp của ông, các công ty này đã mời chào những dự án và kinh doanh với nhau. Một lượng lớn vốn nhà nước thường xuyên chảy vào hệ thống này và được giữ bí mật cho các mục đích khác nhằm "kiếm tiền".
Từ các giao dịch kiếm tiền đơn giản đến thành lập các công ty vỏ bọc để lừa gạt quỹ nhà nước, Lý Kiến Bình đã thu được lợi nhuận kinh tế khổng lồ, với số tiền liên quan lên tới hơn 3 tỷ nhân dân tệ.
Theo lời thú nhận của Lý Kiến Bình, ngoài một khoản tiền dùng để đánh bạc, phần lớn số tiền này được dùng để mua và sưu tầm các bức tranh cũng như thư pháp nổi tiếng, đồ cổ, ngọc bích, đồ trang sức bằng vàng, đồng hồ xa xỉ, các loại rượu nổi tiếng. Bộ sưu tập trong hầm rượu của ông ta lên tới hàng chục nghìn chai.
Những người xử lý vụ việc của Lý từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và Ủy ban Giám sát Khu tự trị tiết lộ, ảnh hưởng nghiêm trọng do vụ tham nhũng gây ra được thể hiện rõ ở ba khía cạnh: xây dựng kinh tế, chính trị, môi trường kinh doanh. Trong đó, những hành vi của Lý đã gây ra thiệt hại to lớn cho Khu Phát triển kinh tế và công nghệ Hohhot. Dù bản thân ông đã bị điều tra và trừng phạt nhưng “di chứng” vẫn còn. Về mặt môi trường kinh doanh, không có sự cạnh tranh công bằng. Các dự án mà Lý quan tâm đều được bật đèn xanh...
“Đệ nhất quan tham Trung Quốc” Lý Kiến Bình: Chức quan nhỏ, tham nhũng lớn
Trong phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân trung cấp minh Hưng An, Khu tự trị Nội Mông sau khi xét xử cho rằng từ năm 2016 đến năm 2018, bị cáo Lý Kiến Bình đã lợi dụng chức vụ Bí thư Ban Công tác đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot Nội Mông, cấu kết với người khác để biển thủ hơn 1,437 tỉ NDT tiền vốn của nhà nước, trong đó có hơn 289 triệu NDT thực tế vẫn chưa lấy được.
Từ năm 2009 đến năm 2014, Lý Kiến Bình đã lợi dụng chức vụ Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn khai thác Phát triển nước Xuân Hoa Hohhot và Bí thư Ban Công tác Đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot để hỗ trợ những người khác trong việc ký hợp đồng dự án và nhận hối lộ tổng cộng hơn 577 triệu NDT tài sản. Từ năm 2006 đến 2016, bản thân Lý Kiến Bình hoặc cùng với những người khác biển thủ hơn 1,055 tỉ NDT tiền công quỹ từ các công ty nhà nước, trong đó hơn 404 triệu NDT chưa được hoàn trả trước khi vụ án xảy ra.
Ngoài ra, Lý Kiến Bình còn có mối quan hệ lâu dài, thân thiết và câu kết thông đồng với Triệu Văn Viễn (Zhao Wenyuan, đã bị kết án), kẻ tổ chức và lãnh đạo một tổ chức có tính chất xã hội đen. Lý Kiến Bình không thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật và đồng lõa, dung túng tổ chức xã hội đen cho Triệu Văn Viễn cầm đầu trong các dự án cưỡng chế phá dỡ, thu hồi đất và sắp xếp công việc, giúp chúng thực hiện các hoạt động phi pháp và phạm tội.
Tại phiên tòa sơ thẩm 27/9/2022, sau khi nghe tuyên mức án tử hình, Lý Kiến Bình đã kháng cáo (Ảnh: Zaobao).
Tháng 2/2021, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước cho đăng bài báo “Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển các khu phát triển kinh tế, người đứng đầu vừa là quan chức vừa là doanh nhân, việc thực thi quyền lực thiếu sự giám sát”, trong đó tiết lộ nhiều chi tiết về vụ án Lý Kiến Bình.
Bài báo cho rằng vụ án Lý Kiến Bình là “vụ án lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng của Nội Mông cho đến nay”.
Trong những năm đó, bắt đầu từ việc lợi dụng chức vụ của mình để giúp đỡ người khác thực hiện các dự án để nhận tiền và vật chất, Lý Kiến Bình đã cố gắng tận dụng hết quyền lực trong tay mình. Số tiền nhận tăng dần từ hàng chục nghìn lên hàng trăm nghìn rồi đến hàng triệu, hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu NDT, sự thèm khát của Lý Kiến Bình ngày càng lớn.
Ngay cả khi Bạch Hải Tuyền (Bai Haiquan), nguyên Phó Bí thư Ban Công tác đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ đồng thời là nguyên Phó Giám đốc điều hành Ban Quản lý, là người làm việc cùng, bị điều tra vào năm 2014, Lý Kiến Bình cũng không hề tỏ ra thức tỉnh, vẫn không kiềm chế hay dừng tay, thậm chí còn tăng cường vơ vét hơn.
Bài báo cũng nêu rõ, để làm nhiễu loạn sự giám sát, Lý Kiến Bình đã đăng ký thành lập công ty dưới danh nghĩa của các nhân viên phục vụ khách sạn là Vương X, Ngao X, và nhân viên xã hội Từ X. Người đại diện theo pháp luật là Vương X, nhưng ông chủ thực sự chính là Lý Kiến Bình. Khi lựa chọn Chủ tịch, Tổng giám đốc và Giám sát trưởng, Lý Kiến Bình đã chia ghế cho ba cá nhân này: Vương X làm Chủ tịch Công ty, Ngao X làm Tổng giám đốc, Từ X làm Giám sát trưởng. Điều buồn cười là khi lựa chọn chủ tịch, tổng giám đốc và tổng giám đốc, Lý Kiến Bình đã sử dụng phương pháp “đá, giấy, kéo” (oẳn tù tì) để 3 vị trí trên.
Bản cáo trạng về tội hối lộ của Viện Kiểm sát tiết lộ, riêng Dương Tiến Đông, người đại diện theo pháp luật của một công ty phát triển bất động sản, đã hối lộ Lý Kiến Bình số tiền lên tới 577,8 triệu NDT (80,892 triệu USD). Phương pháp nhận tiền của Lý Kiến Bình cũng rất khác người: ông ta không nhận tiền mặt hay ở trong nước mà là chuyển ra nước ngoài. Lý sử dụng số tiền được rửa này để hối lộ các quan trên cũng bằng cách chuyển khoản hay chi cho vợ, con họ…
Tuần báo China News Weekly đầu tháng 8/2021 đăng một bài viết cho biết số tiền liên quan đến vụ án Lý Kiến Bình cao hơn nhiều so với tổng số tiền liên quan đến vụ án của Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu chủ tịch China CITIC Financial Asset Management (còn gọi Hoa Dung hay Huarong) là công ty quản lý tài sản tài chính trực thuộc Quốc Vụ viện (tham nhũng hơn 1,7 tỉ NDT) và cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh ( Zhao Zhengyong, tham nhũng 717 triệu NDT).
Bởi vậy, tính đến thời điểm này Lý Kiến Bình đã trở thành “Trung Quốc đệ nhất quan tham” bị đưa ra xét xử.
Theo phân tích của các nguồn tin liên quan, Lý Kiến Bình chỉ là cán bộ cấp sở, chức vụ không cao. Tuy nhiên, số tiền liên quan đến vụ án của ông ta đứng đầu trong số các quan chức tham nhũng được công bố ở Trung Quốc cho đến nay, lên tới 3 tỉ NDT, vượt xa các quan chức tham nhũng khác.
Ngày 17/12, Trung Quốc đã hành quyết Lý Kiến Bình. Ông ta được gặp gỡ người thân trước khi bị xử tử.
#thamnhũngởTrungQuốc
Nguồn: thanhtra.vn, viettimes.vn, 163.com