Ngô Xuân Thành
Thành viên nổi tiếng
Tôi theo dõi thông tin vụ Sơn Hải trượt thầu dự án bấy nay, và gần đây phải nói cực kỳ hài lòng với chỉ đạo mới nhất của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà
Nếu hayđọc báo, xem thời sự chắc bạn cũng biết mớiđây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có văn bản phê bình Bộ Tài chính do gửi báo cáo kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu của một gói thầu quan trọng thuộc dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) chậm gần 10 ngày so với hạn yêu cầu, trong khi nội dung lại chưa đáp ứng yêu cầu về cả chất lượng lẫn trách nhiệm. Công văn của Văn phòng Chính phủ trước đó truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận xét báo cáo của Bộ Tài chính chưa thể hiện rõ vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu, thiếu kiến nghị cụ thể, chưa đánh giá toàn diện năng lực tổ chuyên gia, chưa rà soát kỹ hồ sơ mời thầu hay làm rõ tính minh bạch trong lựa chọn nhà thầu.
Qua đây tôi thấy báo cáo của Bộ Tài chính lên Chính phủ khác nào đá quả bóng về cho địa phương. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá năng lực tổ chuyên gia chấm thầu, nhưng trong báo cáo, Bộ này chỉ dừng ở việc kiểm tra chứng chỉ đấu thầu, còn phần đánh giá năng lực, kinh nghiệm và vai trò lại giao cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm - tức là giao lại cho địa phương. Bộ cũng bị đánh giá là chưa rà soát kỹ hồ sơ mời thầu, chưa phân tích được các yếu tố kỹ thuật, thiết bị để xem xét tính hợp lý của kết quả đấu thầu - những việc đáng lẽ là trách nhiệm trực tiếp của Bộ (Bộ Kế hoạch và đầu tư đã nhập vào Bộ Tài chính)khi được giao nhiệm vụ kiểm tra độc lập. Nói cách khác, thay vì chủ động kiểm tra toàn diện như yêu cầu, Bộ Tài chính có dấu hiệu báo cáo theo kiểu hình thức, né tránh đánh giá sâu, và để địa phương tự chịu trách nhiệm phần việc lẽ ra mình phải làm. Điều này dẫn đến phản ứng từ cấp Chính phủ, yêu cầu báo cáo lại trước 5/7.
Phải nói rằng cách chỉ đạo của Chính phủ lần này, đặc biệt là của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thể hiện rõ sự phân minh, dứt khoát và quyết liệt trong quản lý điều hành. Việc phê bình Bộ Tài chính cho thấy Chính phủ không chấp nhận kiểu làm việc hình thức, đối phó.
Đáng nói hơn, chỉ đạo yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ mời thầu, đánh giá kỹ năng lực tổ chuyên gia, phân tích kết quả lựa chọn nhà thầu một cách cụ thể, khách quan, minh bạch… là rất đúng trọng tâm. Không để xảy ra tình trạng cơ quan cấp trên được giao kiểm tra nhưng lại “giao ngược” phần đánh giá về cho địa phương hay chủ đầu tư, làm mất ý nghĩa giám sát độc lập.
Sự phân định trách nhiệm rõ ràng như vậy là rất cần thiết, vì nếu cấp trên làm không tới nơi tới chốn rồi lại “đẩy xuống dưới”, thì cấp dưới cũng dễ vịn vào đó để thoái thác, hoặc ngại va chạm. Nhưng khi Chính phủ nêu đích danh ai làm chưa đúng, ai phải làm lại, ai chịu trách nhiệm gì, thì sẽ không còn chuyện các cấp “đá bóng trách nhiệm” cho nhau như trước nữa.
Cách làm này không chỉ tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân về tính minh bạch trong các dự án lớn, mà còn là thông điệp mạnh mẽ: đã được giao việc thì phải làm đến nơi đến chốn, không ai được “đứng ngoài” trách nhiệm.



Qua đây tôi thấy báo cáo của Bộ Tài chính lên Chính phủ khác nào đá quả bóng về cho địa phương. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá năng lực tổ chuyên gia chấm thầu, nhưng trong báo cáo, Bộ này chỉ dừng ở việc kiểm tra chứng chỉ đấu thầu, còn phần đánh giá năng lực, kinh nghiệm và vai trò lại giao cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm - tức là giao lại cho địa phương. Bộ cũng bị đánh giá là chưa rà soát kỹ hồ sơ mời thầu, chưa phân tích được các yếu tố kỹ thuật, thiết bị để xem xét tính hợp lý của kết quả đấu thầu - những việc đáng lẽ là trách nhiệm trực tiếp của Bộ (Bộ Kế hoạch và đầu tư đã nhập vào Bộ Tài chính)khi được giao nhiệm vụ kiểm tra độc lập. Nói cách khác, thay vì chủ động kiểm tra toàn diện như yêu cầu, Bộ Tài chính có dấu hiệu báo cáo theo kiểu hình thức, né tránh đánh giá sâu, và để địa phương tự chịu trách nhiệm phần việc lẽ ra mình phải làm. Điều này dẫn đến phản ứng từ cấp Chính phủ, yêu cầu báo cáo lại trước 5/7.

Phải nói rằng cách chỉ đạo của Chính phủ lần này, đặc biệt là của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thể hiện rõ sự phân minh, dứt khoát và quyết liệt trong quản lý điều hành. Việc phê bình Bộ Tài chính cho thấy Chính phủ không chấp nhận kiểu làm việc hình thức, đối phó.
Đáng nói hơn, chỉ đạo yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ mời thầu, đánh giá kỹ năng lực tổ chuyên gia, phân tích kết quả lựa chọn nhà thầu một cách cụ thể, khách quan, minh bạch… là rất đúng trọng tâm. Không để xảy ra tình trạng cơ quan cấp trên được giao kiểm tra nhưng lại “giao ngược” phần đánh giá về cho địa phương hay chủ đầu tư, làm mất ý nghĩa giám sát độc lập.
Sự phân định trách nhiệm rõ ràng như vậy là rất cần thiết, vì nếu cấp trên làm không tới nơi tới chốn rồi lại “đẩy xuống dưới”, thì cấp dưới cũng dễ vịn vào đó để thoái thác, hoặc ngại va chạm. Nhưng khi Chính phủ nêu đích danh ai làm chưa đúng, ai phải làm lại, ai chịu trách nhiệm gì, thì sẽ không còn chuyện các cấp “đá bóng trách nhiệm” cho nhau như trước nữa.
Cách làm này không chỉ tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân về tính minh bạch trong các dự án lớn, mà còn là thông điệp mạnh mẽ: đã được giao việc thì phải làm đến nơi đến chốn, không ai được “đứng ngoài” trách nhiệm.