Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị hành chính, trong đó chấm dứt mô hình chính quyền đô thị.
Lộ trình đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TPHCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng...
Dự Luật được xây dựng triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sửa Hiến pháp 2013.
Dự thảo cũng đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).
Mục tiêu hướng đến bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
TP Thủ Đức (Ảnh minh họa: Hải Long).
Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đề xuất từ ngày 1/7 sẽ bãi bỏ Chương II của Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2024/QH15, Luật số 55/2024/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và Luật số 58/2024/QH15...
Bên cạnh đó, cũng sẽ bãi bỏ Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
Dự Luật còn đề xuất từ ngày 1/5/2026, Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM hết hiệu lực thi hành.
Đồng thời, từ ngày 1/5/2026, sẽ bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Mô hình chính quyền đô thị đang tổ chức ra sao?
Hiện nay, mô hình chính quyền đô thị TPHCM đang thực hiện theo Nghị quyết 131/2020/QH14. Mô hình này ở Hà Nội thực hiện theo Luật Thủ đô 2024. Còn Nghị quyết 136/2024/QH15 quy định mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng. Hải Phòng thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 169/2024/QH15.
Theo Luật Thủ đô, chính quyền đô thị tại Hà Nội không tổ chức HĐND ở cấp phường. Theo đó, chính quyền địa phương ở TP Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND TP, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô, quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Luật Thủ đô, chính quyền địa phương ở phường tại thành phố là UBND phường. Đây là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Với TPHCM, mô hình chính quyền đô thị được thực hiện theo Nghị quyết số 131/2020 của Quốc hội, không tổ chức HĐND quận, phường. Cùng với đó được thực hiện theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, mô hình TP Thủ Đức là mô hình "TP thuộc TP trực thuộc Trung ương" đầu tiên được thực hiện.
Theo Nghị quyết số 131, chính quyền địa phương ở TPHCM có HĐND TP và UBND TP.
Chính quyền địa phương ở quận tại TP là UBND quận và chính quyền địa phương ở phường tại TP là UBND phường.
Đà Nẵng không tổ chức HĐND quận, phường, giống như TPHCM. Theo Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội, chính quyền địa phương ở TP gồm có HĐND TP và UBND TP.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở các quận, phường thuộc TP lần lượt là UBND quận và UBND phường.
Hải Phòng tổ chức chính quyền đô thị được thực hiện theo Nghị quyết 169/2024 của Quốc hội, trong đó cũng không tổ chức HĐND quận, phường, đồng thời thực hiện mô hình TP Thủy Nguyên là "TP trong TP" thứ hai sau TP Thủ Đức (TPHCM).
Theo đó, chính quyền địa phương ở TP Hải Phòng, TP Thủy Nguyên, huyện, xã, thị trấn tại TP là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.
Chính quyền địa phương ở các quận tại TP là UBND quận và chính quyền địa phương ở các phường tại TP là UBDN phường.
Nguồn: Dân Trí
Lộ trình đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TPHCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng...
Dự Luật được xây dựng triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sửa Hiến pháp 2013.
Dự thảo cũng đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).
Mục tiêu hướng đến bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

TP Thủ Đức (Ảnh minh họa: Hải Long).
Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đề xuất từ ngày 1/7 sẽ bãi bỏ Chương II của Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2024/QH15, Luật số 55/2024/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và Luật số 58/2024/QH15...
Bên cạnh đó, cũng sẽ bãi bỏ Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
Dự Luật còn đề xuất từ ngày 1/5/2026, Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM hết hiệu lực thi hành.
Đồng thời, từ ngày 1/5/2026, sẽ bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Mô hình chính quyền đô thị đang tổ chức ra sao?
Hiện nay, mô hình chính quyền đô thị TPHCM đang thực hiện theo Nghị quyết 131/2020/QH14. Mô hình này ở Hà Nội thực hiện theo Luật Thủ đô 2024. Còn Nghị quyết 136/2024/QH15 quy định mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng. Hải Phòng thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 169/2024/QH15.
Theo Luật Thủ đô, chính quyền đô thị tại Hà Nội không tổ chức HĐND ở cấp phường. Theo đó, chính quyền địa phương ở TP Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND TP, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô, quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Luật Thủ đô, chính quyền địa phương ở phường tại thành phố là UBND phường. Đây là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Với TPHCM, mô hình chính quyền đô thị được thực hiện theo Nghị quyết số 131/2020 của Quốc hội, không tổ chức HĐND quận, phường. Cùng với đó được thực hiện theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, mô hình TP Thủ Đức là mô hình "TP thuộc TP trực thuộc Trung ương" đầu tiên được thực hiện.
Theo Nghị quyết số 131, chính quyền địa phương ở TPHCM có HĐND TP và UBND TP.
Chính quyền địa phương ở quận tại TP là UBND quận và chính quyền địa phương ở phường tại TP là UBND phường.
Đà Nẵng không tổ chức HĐND quận, phường, giống như TPHCM. Theo Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội, chính quyền địa phương ở TP gồm có HĐND TP và UBND TP.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở các quận, phường thuộc TP lần lượt là UBND quận và UBND phường.
Hải Phòng tổ chức chính quyền đô thị được thực hiện theo Nghị quyết 169/2024 của Quốc hội, trong đó cũng không tổ chức HĐND quận, phường, đồng thời thực hiện mô hình TP Thủy Nguyên là "TP trong TP" thứ hai sau TP Thủ Đức (TPHCM).
Theo đó, chính quyền địa phương ở TP Hải Phòng, TP Thủy Nguyên, huyện, xã, thị trấn tại TP là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.
Chính quyền địa phương ở các quận tại TP là UBND quận và chính quyền địa phương ở các phường tại TP là UBDN phường.
Nguồn: Dân Trí