Nhà Trắng đề nghị Đại học Harvard xin lỗi vì từ chối tuân thủ các yêu cầu mới của chính quyền liên bang.
"Tổng thống Donald Trump muốn Đại học Harvard xin lỗi, Harvard cũng nên xin lỗi vì hành vi bài Do Thái diễn ra trong khuôn viên trường đối với sinh viên người Mỹ gốc Do Thái", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt ngày 15/4 cho biết.
Lý giải về quyết định của chính phủ đóng băng khoản tài trợ 2,2 tỷ USD cho Harvard, bà nói: "Tại sao người nộp thuế Mỹ phải trợ cấp cho một đại học đã có hàng tỷ USD trong tài khoản ngân hàng? Và chúng ta chắc chắn không nên tài trợ cho một nơi tồn tại chủ nghĩa bài Do Thái nghiêm trọng như vậy".
(Khuôn viên Đại học Harvard - Ảnh: AFP).
Ngày 14/4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ đóng băng khoản tài trợ nhiều năm trị giá 2,2 tỷ USD và 60 triệu USD hợp đồng nghiên cứu dành cho Đại học Harvard, sau khi trường này từ chối tuân thủ các yêu cầu chính sách do chính phủ đưa ra.
Tuần trước, Đại học Harvard nhận được thư từ lực lượng đặc nhiệm liên bang, trong đó nêu các yêu cầu bổ sung về chính sách nhằm "duy trì mối quan hệ tài chính giữa Harvard và chính phủ liên bang".
Những yêu cầu bao gồm xóa bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), cấm đeo khẩu trang trong các cuộc biểu tình tại khuôn viên trường, áp dụng tuyển sinh và tuyển dụng dựa trên năng lực, đồng thời giảm quyền lực của những giảng viên và quản lý "thiên về hoạt động xã hội hơn là học thuật".
Những thay đổi trên là một phần trong nỗ lực mới nhất của lực lượng đặc nhiệm liên bang nhằm đối phó với làn sóng bài Do Thái trong môi trường đại học, bùng phát sau loạt sự kiện liên quan đến chiến sự giữa Israel và Hamas tại Gaza.
Chính quyền ông Trump đã cắt giảm hoặc đóng băng nguồn tài trợ cho một số tổ chức Ivy League và mở hàng chục cuộc điều tra vào các trường đại học khác về cách họ giải quyết vấn đề bài Do Thái và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine trong 2 năm qua.
Chính quyền Tổng thống Trump từng nhiều lần dọa cắt giảm tài trợ đối với các trường đại học trên toàn nước Mỹ nếu không đáp ứng các thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, Harvard là trường đại học danh tiếng đầu tiên công khai phản đối các yêu cầu từ Nhà Trắng.
"Tổng thống Donald Trump muốn Đại học Harvard xin lỗi, Harvard cũng nên xin lỗi vì hành vi bài Do Thái diễn ra trong khuôn viên trường đối với sinh viên người Mỹ gốc Do Thái", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt ngày 15/4 cho biết.
Lý giải về quyết định của chính phủ đóng băng khoản tài trợ 2,2 tỷ USD cho Harvard, bà nói: "Tại sao người nộp thuế Mỹ phải trợ cấp cho một đại học đã có hàng tỷ USD trong tài khoản ngân hàng? Và chúng ta chắc chắn không nên tài trợ cho một nơi tồn tại chủ nghĩa bài Do Thái nghiêm trọng như vậy".

(Khuôn viên Đại học Harvard - Ảnh: AFP).
Ngày 14/4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ đóng băng khoản tài trợ nhiều năm trị giá 2,2 tỷ USD và 60 triệu USD hợp đồng nghiên cứu dành cho Đại học Harvard, sau khi trường này từ chối tuân thủ các yêu cầu chính sách do chính phủ đưa ra.
Tuần trước, Đại học Harvard nhận được thư từ lực lượng đặc nhiệm liên bang, trong đó nêu các yêu cầu bổ sung về chính sách nhằm "duy trì mối quan hệ tài chính giữa Harvard và chính phủ liên bang".
Những yêu cầu bao gồm xóa bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), cấm đeo khẩu trang trong các cuộc biểu tình tại khuôn viên trường, áp dụng tuyển sinh và tuyển dụng dựa trên năng lực, đồng thời giảm quyền lực của những giảng viên và quản lý "thiên về hoạt động xã hội hơn là học thuật".
Những thay đổi trên là một phần trong nỗ lực mới nhất của lực lượng đặc nhiệm liên bang nhằm đối phó với làn sóng bài Do Thái trong môi trường đại học, bùng phát sau loạt sự kiện liên quan đến chiến sự giữa Israel và Hamas tại Gaza.
Chính quyền ông Trump đã cắt giảm hoặc đóng băng nguồn tài trợ cho một số tổ chức Ivy League và mở hàng chục cuộc điều tra vào các trường đại học khác về cách họ giải quyết vấn đề bài Do Thái và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine trong 2 năm qua.
Chính quyền Tổng thống Trump từng nhiều lần dọa cắt giảm tài trợ đối với các trường đại học trên toàn nước Mỹ nếu không đáp ứng các thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, Harvard là trường đại học danh tiếng đầu tiên công khai phản đối các yêu cầu từ Nhà Trắng.
Nguồn tin: dantri.com