Chính sách hỗ trợ chỗ ở, đi lại với cán bộ, công chức sau khi sáp nhập tỉnh

Trần Nam
Trần Nam
Phản hồi: 2

Trần Nam

Thành viên nổi tiếng
Sau khi sáp nhập 2 tỉnh, dự kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa được bố trí nhà công vụ từ Gia Lai về Bình Định làm việc sẽ được hỗ trợ chi phí chỗ ở là 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Sở Tài Chính tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Sở Tài chính tỉnh Gia Lai về góp ý dự thảo đề xuất chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác tại trung tâm hành chính tỉnh Gia Lai mới sau sắp xếp.

Về hỗ trợ chi phí chỗ ở, theo Sở Tài chính tỉnh Bình Định, trước đây, quy định giá cho thuê đối với nhà ở cũ thuộc tài sản công trên địa bàn tỉnh, nếu tính trên diện tích sử dụng 70m2, giá cho thuê hơn 900.000 đồng/tháng.
1748304154137.png
Cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai đã làm có buổi làm việc để thông qua dự án sắp xếp (Ảnh: Doãn Công)
Ngoài ra, chính sách thu hút, ưu đãi đối với bác sĩ, dược sĩ trên địa bàn tỉnh, mức hỗ trợ với người chưa có nhà ở là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này thực hiện từ năm 2015 đến nay, chưa phù hợp với giá cả thị trường hiện tại.

Từ các cơ sở nêu trên và tham khảo chính sách các địa phương khác, Sở Tài chính tỉnh Bình Định đề xuất chi phí chỗ ở đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa được bố trí nhà công vụ là 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Về chi phí đi lại, Sở Tài chính tỉnh Bình Định thống nhất với dự thảo của Sở Tài chính tỉnh Gia Lai hỗ trợ 1,6 triệu đồng/người/tháng (chi phí đi và về 2 lượt/tuần là 200.000 đồng, mỗi tháng 8 lượt).

Về chi phí sinh hoạt, Sở Tài chính tỉnh Bình Định đề xuất không quy định chính sách hỗ trợ nội dung này do Trung ương chưa có quy định về nội dung trên.
1748304173246.png
Khu kinh tế Nhơn Hội (xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) dự kiến sẽ xây dựng khu trung tâm chính trị - hành chính khi sáp nhập tỉnh Gia Lai mới (Ảnh: Doãn Công)
Về thời gian hỗ trợ, Sở Tài chính tỉnh Bình Định đề xuất thời gian hỗ trợ đến hết năm 2025. Từ năm 2026 trở đi, căn cứ tiêu chuẩn định mức phân bổ và dự toán ngân sách nhà nước được Trung ương giao cho địa phương, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai mới sẽ rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế thực hiện.

Về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh được điều động về công tác tại trung tâm hành chính cấp xã sau sắp xếp, Sở Tài chính tỉnh Bình Định cho rằng, nội dung này được thực hiện trước khi sáp nhập tỉnh. Do đó, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh hiện tại để đề xuất cho phù hợp.

Sau khi sáp nhập tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai mới sẽ tổng hợp, rà soát các nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân 2 tỉnh ban hành.

Từ đó, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai mới xem xét quyết định cho phù hợp với tình hình mới của địa phương và đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã thông qua chủ trương đầu tư gần 20 tỷ đồng cải tạo Nhà khách Thanh Bình để đón cán bộ từ Gia Lai về thành phố Quy Nhơn ở làm việc, sau khi 2 tỉnh này sáp nhập với nhau.

Theo Nghị quyết số 60 ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tỉnh Gia Lai sáp nhập với tỉnh Bình Định và lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.

Sau sắp xếp, tỉnh Gia Lai mới có diện tích 21.576km2, dân số hơn 3,5 triệu người, có 135 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 110 xã và 25 phường.

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh dự kiến bố trí tiếp tục công tác là 17.228 người. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh dự kiến nghỉ chế độ, chính sách theo quy định là 1.276 người.

Nguồn: Dân Trí
 

Đính kèm

  • 1748304102345.png
    1748304102345.png
    992 KB · Lượt xem: 29


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top