Một cuộc thi viết ra đời với kỳ vọng lan tỏa sự đồng cảm và chữa lành, nhưng chỉ sau vài ngày công bố, nó đã bị biến thành công cụ trục lợi của những kẻ mạo danh. Không chỉ đánh cắp thông tin và hình ảnh, các đối tượng còn nhắm thẳng vào niềm tin và cảm xúc của người tham gia, những người mang trong mình mong muốn viết ra điều tử tế.
Cụ thể, một fanpage có tên gần giống trang chính thức của cuộc thi “Viết chữa lành” đã xuất hiện, sử dụng lại hình ảnh, nội dung, bộ nhận diện gốc để tiếp cận thí sinh. Bằng cách yêu cầu nộp khoản tiền 680.000 đồng với danh nghĩa “quỹ từ thiện”, nhóm này tạo lòng tin bằng việc chuyển hoàn tiền lại cho nạn nhân. Sau khi thiết lập quan hệ thân thiết, chúng tiếp tục đề nghị nộp thêm gần 3 triệu đồng để “hoàn tất hồ sơ dự thi”. Nhiều người cả tin đã sập bẫy từ những bước đầu tiên.
Một cuộc thi viết vốn được kỳ vọng là nơi xoa dịu những “vết xước” tâm hồn lại trở thành môi trường bị lợi dụng để đánh vào lòng tin của những người yêu sáng tác. Việc giả mạo fanpage, sao chép nội dung, logo, thậm chí là trạng thái và ngôn từ từ trang chính thức không còn là chuyện hiếm, đặc biệt với các cuộc thi mang tính cộng đồng, văn hóa.
Trước đó, chương trình “Chiến sĩ quả cảm” do VTV3 tổ chức cũng từng rơi vào tình huống tương tự. Các trang web giả mạo sử dụng hình ảnh nghệ sĩ, biểu tượng của cơ quan chức năng và liên tục “biến tấu” thành những phiên bản như “Chiến sĩ quả cảm nhí”, “Anh hùng nhí”, với mục đích tạo sự tin tưởng tuyệt đối từ phía người dùng.
(Những kẻ giả mạo sử dụng toàn bộ bộ nhận diện và hình ảnh, nội dung của BTC đăng tải để trục lợi.)
Đại diện ban tổ chức cuộc thi “Viết chữa lành” thừa nhận, việc xuất hiện hàng giả dường như đã trở thành một bước... mặc định mỗi khi khởi động một sân chơi mới. Cùng với thông cáo báo chí, họ cho rằng các cảnh báo về giả mạo cũng cần được phát ra cùng lúc để tránh sự cố đáng tiếc.
Chuyên gia công nghệ Trần Huy An đề xuất cần xử lý mạnh tay hơn, không chỉ với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà cả hành vi giả mạo fanpage của tổ chức uy tín. Theo ông, các cuộc thi nghệ thuật và văn hóa cần được bảo vệ bằng các chế tài rõ ràng, và danh sách các fanpage giả mạo nên được công khai, cập nhật liên tục.
Việc giả mạo fanpage để lừa đảo không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cuộc thi hay đơn vị tổ chức, mà còn tạo ra một “vết xước” khác trong môi trường sáng tạo, nơi đáng lẽ cần sự trong trẻo và thiện chí. Sau mỗi vụ việc, điều mất mát lớn nhất không đơn thuần là tiền, mà là lòng tin – một thứ khó khôi phục và cũng khó “chữa lành” nhất.
Cụ thể, một fanpage có tên gần giống trang chính thức của cuộc thi “Viết chữa lành” đã xuất hiện, sử dụng lại hình ảnh, nội dung, bộ nhận diện gốc để tiếp cận thí sinh. Bằng cách yêu cầu nộp khoản tiền 680.000 đồng với danh nghĩa “quỹ từ thiện”, nhóm này tạo lòng tin bằng việc chuyển hoàn tiền lại cho nạn nhân. Sau khi thiết lập quan hệ thân thiết, chúng tiếp tục đề nghị nộp thêm gần 3 triệu đồng để “hoàn tất hồ sơ dự thi”. Nhiều người cả tin đã sập bẫy từ những bước đầu tiên.
Một cuộc thi viết vốn được kỳ vọng là nơi xoa dịu những “vết xước” tâm hồn lại trở thành môi trường bị lợi dụng để đánh vào lòng tin của những người yêu sáng tác. Việc giả mạo fanpage, sao chép nội dung, logo, thậm chí là trạng thái và ngôn từ từ trang chính thức không còn là chuyện hiếm, đặc biệt với các cuộc thi mang tính cộng đồng, văn hóa.
Trước đó, chương trình “Chiến sĩ quả cảm” do VTV3 tổ chức cũng từng rơi vào tình huống tương tự. Các trang web giả mạo sử dụng hình ảnh nghệ sĩ, biểu tượng của cơ quan chức năng và liên tục “biến tấu” thành những phiên bản như “Chiến sĩ quả cảm nhí”, “Anh hùng nhí”, với mục đích tạo sự tin tưởng tuyệt đối từ phía người dùng.

(Những kẻ giả mạo sử dụng toàn bộ bộ nhận diện và hình ảnh, nội dung của BTC đăng tải để trục lợi.)
Đại diện ban tổ chức cuộc thi “Viết chữa lành” thừa nhận, việc xuất hiện hàng giả dường như đã trở thành một bước... mặc định mỗi khi khởi động một sân chơi mới. Cùng với thông cáo báo chí, họ cho rằng các cảnh báo về giả mạo cũng cần được phát ra cùng lúc để tránh sự cố đáng tiếc.
Chuyên gia công nghệ Trần Huy An đề xuất cần xử lý mạnh tay hơn, không chỉ với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà cả hành vi giả mạo fanpage của tổ chức uy tín. Theo ông, các cuộc thi nghệ thuật và văn hóa cần được bảo vệ bằng các chế tài rõ ràng, và danh sách các fanpage giả mạo nên được công khai, cập nhật liên tục.
Việc giả mạo fanpage để lừa đảo không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cuộc thi hay đơn vị tổ chức, mà còn tạo ra một “vết xước” khác trong môi trường sáng tạo, nơi đáng lẽ cần sự trong trẻo và thiện chí. Sau mỗi vụ việc, điều mất mát lớn nhất không đơn thuần là tiền, mà là lòng tin – một thứ khó khôi phục và cũng khó “chữa lành” nhất.