Chưa sắp xếp thôn, tổ dân phố, phụ cấp tổ trưởng gần 4 triệu đồng

nguoihanoi1009
Huỳnh Anh
Phản hồi: 4

Huỳnh Anh

Thành viên nổi tiếng
Sau chuỗi ngày tất bật "chạy nước rút" phát phiếu lấy ý kiến đến từng gia đình về việc sáp nhập tỉnh, xã, tổ trưởng tổ dân phố Nguyễn Khắc Kháng trở lại xử lý công việc tại địa bàn dân cư.

Trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố

Từ lúc nghỉ hưu, ông Kháng đã được người dân trong tổ dân số 12, phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Đến nay, ông cũng có 10 năm gắn bó bền chặt với mọi nhiệm vụ của khu dân cư.

Những tháng qua, vị tổ trưởng này cũng hòa với không khí hối hả của phường Yên Hòa thực hiện phần công việc liên quan đến đề án sáp nhập tỉnh, xã. Là tổ dân phố loại 2 với 300 hộ gia đình, ông tất bật đi đến từng nhà phát phiếu lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Trong đó, phường Yên Hòa nơi ông sinh sống dự kiến sáp nhập với phường Trung Hòa, lấy tên là phường Yên Hòa.
1746403078807.png
Ông Kháng làm tổ trưởng được 10 năm (Ảnh: HL)
Đến nay, nhiệm vụ nặng nề này đã hoàn tất, đề án sáp nhập xã cũng được Hà Nội gửi về Bộ Nội vụ thẩm định. Ông Kháng lại quay trở về công việc thường ngày, xử lý vấn đề phát sinh tại khu dân cư. Với địa bàn đông đúc, phức tạp, không ít lần ông nhận được cuộc gọi của các gia đình lúc nửa đêm chỉ vì phát sinh mâu thuẫn.

Hiện nay, ông hưởng mức phụ cấp tổ trưởng tổ dân phố vỏn vẹn 3,7 triệu đồng, cùng 700.000 đồng hằng ngày tình nguyện hỗ trợ người sau cai nghiện ở địa phương.

Số tiền này còn khiêm tốn với trách nhiệm trong công việc của người gần dân, hiểu dân và sát dân như ông. Nhưng vì sự tín nhiệm của bà con, ông Kháng luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc này. Con cái chu cấp đủ đầy, cùng với lương hưu, ông gắn bó với vai tổ trưởng cũng vì những niềm vui tuổi già.

Theo ông, trước mắt chưa có chủ trương sắp xếp, tinh gọn lại thôn, tổ dân phố. Thông tin vị trưởng thôn này nắm được sẽ kết thúc hoạt động của người không chuyên trách cấp xã, còn lại giữ nguyên ở cấp thôn, tổ dân phố.

Dự kiến xây dựng nghị định mới về tổ chức, chế độ ở thôn

Liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), cho biết, theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã có chủ trương sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 1/8.

"Hiện nay, Bộ Nội vụ đang nghiên cứu chế độ, chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, dự kiến có thể sẽ có một Nghị định của Chính phủ liên quan đến chế độ, chính sách và bố trí cho đối tượng này", ông Phan Trung Tuấn cho biết.
1746403028395.png
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn (Ảnh: Tống Giáp)
Với nhóm này, Ban Chỉ đạo giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.

Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính.

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương thông tin thêm, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố vẫn tiếp tục hoạt động và chưa có chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc kết thúc hoạt động của đối tượng này.

Về định hướng lâu dài, Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, dự kiến trong năm tới sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị định về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, trong đó quy định chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

"Đồng thời cũng tính tới cả việc trong 5 năm tới sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn. Việc tinh gọn này sẽ gắn liền với việc quy định tiêu chuẩn, chức danh của người hoạt động không chuyên trách tại thôn, tổ dân phố, cùng với các chế độ, chính sách đi kèm. Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét toàn diện vấn đề này", ông Phan Trung Tuấn cho biết.

Nguồn: Dân Trí

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tiền công của Bí thư, trưởng khu phố ở SG, chỉ có 3,2 triệu, còn thua bảo vệ dân phố lương 6 triệu hơn, chẳng ai mặn mà. Cán bộ trẻ nào dám làm công việc này, họ lấy cái gì mà ăn, mà sống , mà nuôi con ?. Khi gặp cháy nhà, ngáo đá, đánh nhau có dám nhào vô không ?
 
Ban cán sự Thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản , do dân bầu lên . Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố phải là người độ tuổi trung niên, có tác phong làm việc sâu sát , giỏi công tác dân vận . Đồng thời phải nắm được Hiến pháp, Luật pháp , các chủ trương chính sách của nhà nước . Có quan điểm phục vụ nhân dân, tôn trọng và đề cao tính dân chủ đối với người dân. Thực sự tận tâm, tận lực phục vụ cho cộng đồng . Gương mẫu , đi đầu trong các phong trào và thực sự có uy tín cao của người dân sở tại .
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top