Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Nguyễn Thị L., nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ như vậy khi từng xuất hiện trong clip quảng cáo của công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá.
Chuyên gia y tế xuất hiện ở clip quảng cáo công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả: "Tôi rất bất ngờ"
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) điều tra vụ án Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group, các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn TP.Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Liên quan đến vụ việc này, theo tìm hiểu của chúng tôi vào ngày 12/4, các trang web, fanpae Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 24/8/2021, có địa chỉ tại Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP.Hà Nội), Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 22/4/2022, có địa chỉ tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP.Hà Nội) và các nhãn hàng liên quan (như Kawai, Talacmum, Sure IQ Gludiabet) không còn truy cập được.
Đây là các công ty liên quan tới vụ sản xuất gần 600 nhãn hàng sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định các đối tượng thành lập Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng để sản xuất kinh doanh sữa bột. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả. Ảnh: Minh Tiến
Trước đó, trên kênh YouTube “Tập đoàn Dược Quốc tế”, một đoạn clip gần 7 phút giới thiệu Công ty Hacofood Group đã sản xuất nhiều sản phẩm như: sữa dinh dưỡng Talacmum, The Empire, Kawai, Darifa Gold, Kasumi... Đoạn clip cũng quảng cáo Công ty Hacofood có “sản lượng sản xuất lên đến hơn 5 triệu lon sản phẩm mỗi năm”.
Đáng chú ý, clip giới thiệu gần 7 phút đưa hình ảnh và ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị L., nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, bà L. “đánh giá rất cao” Công ty Hacofood, “đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý an toàn trong sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ”.
“Điều này minh chứng rằng khi chúng ta sử dụng các sản phẩm sản xuất bởi Hacofood thì các mẹ cũng rất yên tâm là đã đạt được tiêu chí rất nghiêm ngặt, khắt khe của FDA Hoa Kỳ”, nữ PGS nói trong clip.
Liên quan đến việc này, ngày 14/4, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Nguyễn Thị L. cho biết, năm 2023, bà được mời tham gia giới thiệu về Công ty Hacofood kèm các giấy tờ, trong đó có chứng nhận FDA của nhà máy khiến bà tin tưởng.
Bà cho hay, không làm việc trực tiếp với nhà máy mà qua công ty truyền thông mời. Khi đó, bà được cung cấp giấy FDA Hoa Kỳ, giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt - GMP) của Cục An toàn Thực phẩm cấp, có giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn về sản xuất an toàn thực phẩm...
Bà cũng khẳng định: "Tôi không phải là người của công ty cũng như không liên quan sản xuất”.
"Nếu tôi biết thì đã tư vấn cho nhà máy phải đảm bảo chất lượng là ưu tiên số 1”
Trước việc hai doanh nghiệp sản xuất gần 600 loại sữa giả, bà L. cho rằng bản thân "rất bất ngờ".
"Thực sự chúng tôi, các bác sĩ bị lợi dụng. Nếu tôi mà biết thì đã tư vấn cho nhà máy phải đảm bảo chất lượng là ưu tiên số 1. Họ xin đầy đủ giấy tờ từ ban đầu nhưng khi thực hành sản xuất lại không kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Để dẫn đến như vậy, chúng ta thấy rõ lỗi sản xuất, đáng lẽ mỗi lô hàng phải kiểm nghiệm các thành phần dinh dưỡng giống trên nhãn mác thì công ty lại không làm kỹ. Nhà sản xuất phải kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu, khi công bố lại thiếu dẫn đến không đạt tiêu chuẩn”, bà L. chia sẻ.
Theo bà L., bà đã từng đến cơ sở sản xuất do công ty truyền thông mời đi thăm quan cùng. Bà quan sát thấy đảm bảo cơ sở sản xuất sạch sẽ, nhà máy một chiều, thông khí đầy đủ… Sau sự việc, đơn vị truyền thông không đưa cho bà clip quảng cáo trên YouTube để bà xem lại.
Trong một clip quảng cáo khác của Hacofood Group, bác sĩ Lê Thị H., nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xuất hiện với vai trò giới thiệu sữa Talacmum.
Theo bác sĩ H., sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Công ty Dược phẩm dinh dưỡng Hacofood và được phân phối độc quyền bởi Tập đoàn Dược quốc tế - một trong những thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam hiện nay và đã có 11 năm kinh nghiệm cho các sản phẩm sữa cho mẹ và bé, có mặt hầu hết ở tất cả bệnh viện, phòng khám hoặc cửa hàng sữa trên toàn quốc…
Trong quảng cáo cho sữa Talacmum, bà H. cũng khẳng định nguyên liệu, sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Hà Lan và nhiều quốc gia khác, công đoạn sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến, khép kín…
Bà H. cho biết sữa Talacmum bổ sung chiết xuất tổ yến cao cấp nhập khẩu từ Nhật Bản hay đông trùng hạ thảo: “Talacmum gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi công dụng tuyệt vời mà loại sữa này mang lại, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giá trị dinh dưỡng cao, dùng được cho cả trẻ em và người lớn, tăng cường thể lực, sức đề kháng cơ thể, phục hồi sức khỏe một cách tối ưu”.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an, dù sản phẩm công bố các thành phần như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột quả ******... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.
Một nhân vật khác mặc trang phục như áo blouse xuất hiện trong clip giới thiệu Công ty Hacofood Group là TS.BS Đinh Ngọc H., được giới thiệu là “chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn”.
Trong đoạn giới thiệu, bà H. cho biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp giải quyết được tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, tiêu hóa kém, kể cả tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài, chậm tăng cân và giải quyết được tình trạng như bất dung nạp đường lactose ở trẻ.
“Nhưng theo tôi, các mẹ nên dùng sản phẩm Kawai lactose free first Infant. Đây là loại sữa đặc biệt tốt cho em bé từ sơ sinh đến 3 tuổi, những em bé bị táo bón, tiêu chảy, trẻ có hệ tiêu hóa kém và kể cả trẻ bị bất dung nạp đường lactose”, TS H. chia sẻ.
Ngày 14/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Đức Long, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, hiện trong danh sách nhân sự tại bệnh viện không có tên bà Đinh Ngọc H.
Theo ông Long, trước đây, tại khoa Nhi có bác sĩ Ngọc H. nhưng bà đã nghỉ hưu khoảng 10 năm nay.
Chuyên gia y tế xuất hiện ở clip quảng cáo công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả: "Tôi rất bất ngờ"
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) điều tra vụ án Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group, các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn TP.Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

PGS.TS Nguyễn Thị L. xuất hiện trong đoạn clip giới thiệu về Hacofood. Ảnh cắt từ clip
Liên quan đến vụ việc này, theo tìm hiểu của chúng tôi vào ngày 12/4, các trang web, fanpae Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 24/8/2021, có địa chỉ tại Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP.Hà Nội), Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 22/4/2022, có địa chỉ tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP.Hà Nội) và các nhãn hàng liên quan (như Kawai, Talacmum, Sure IQ Gludiabet) không còn truy cập được.
Đây là các công ty liên quan tới vụ sản xuất gần 600 nhãn hàng sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.

Điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định các đối tượng thành lập Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng để sản xuất kinh doanh sữa bột. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả. Ảnh: Minh Tiến
Trước đó, trên kênh YouTube “Tập đoàn Dược Quốc tế”, một đoạn clip gần 7 phút giới thiệu Công ty Hacofood Group đã sản xuất nhiều sản phẩm như: sữa dinh dưỡng Talacmum, The Empire, Kawai, Darifa Gold, Kasumi... Đoạn clip cũng quảng cáo Công ty Hacofood có “sản lượng sản xuất lên đến hơn 5 triệu lon sản phẩm mỗi năm”.
Đáng chú ý, clip giới thiệu gần 7 phút đưa hình ảnh và ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị L., nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, bà L. “đánh giá rất cao” Công ty Hacofood, “đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý an toàn trong sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ”.
“Điều này minh chứng rằng khi chúng ta sử dụng các sản phẩm sản xuất bởi Hacofood thì các mẹ cũng rất yên tâm là đã đạt được tiêu chí rất nghiêm ngặt, khắt khe của FDA Hoa Kỳ”, nữ PGS nói trong clip.
Liên quan đến việc này, ngày 14/4, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Nguyễn Thị L. cho biết, năm 2023, bà được mời tham gia giới thiệu về Công ty Hacofood kèm các giấy tờ, trong đó có chứng nhận FDA của nhà máy khiến bà tin tưởng.
Bà cho hay, không làm việc trực tiếp với nhà máy mà qua công ty truyền thông mời. Khi đó, bà được cung cấp giấy FDA Hoa Kỳ, giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt - GMP) của Cục An toàn Thực phẩm cấp, có giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn về sản xuất an toàn thực phẩm...
Bà cũng khẳng định: "Tôi không phải là người của công ty cũng như không liên quan sản xuất”.
"Nếu tôi biết thì đã tư vấn cho nhà máy phải đảm bảo chất lượng là ưu tiên số 1”
Trước việc hai doanh nghiệp sản xuất gần 600 loại sữa giả, bà L. cho rằng bản thân "rất bất ngờ".
"Thực sự chúng tôi, các bác sĩ bị lợi dụng. Nếu tôi mà biết thì đã tư vấn cho nhà máy phải đảm bảo chất lượng là ưu tiên số 1. Họ xin đầy đủ giấy tờ từ ban đầu nhưng khi thực hành sản xuất lại không kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Để dẫn đến như vậy, chúng ta thấy rõ lỗi sản xuất, đáng lẽ mỗi lô hàng phải kiểm nghiệm các thành phần dinh dưỡng giống trên nhãn mác thì công ty lại không làm kỹ. Nhà sản xuất phải kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu, khi công bố lại thiếu dẫn đến không đạt tiêu chuẩn”, bà L. chia sẻ.
Theo bà L., bà đã từng đến cơ sở sản xuất do công ty truyền thông mời đi thăm quan cùng. Bà quan sát thấy đảm bảo cơ sở sản xuất sạch sẽ, nhà máy một chiều, thông khí đầy đủ… Sau sự việc, đơn vị truyền thông không đưa cho bà clip quảng cáo trên YouTube để bà xem lại.

Bác sĩ Lê Thị H., nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xuất hiện trong đoạn giới thiệu sữa Talacmum. Ảnh chụp màn hình
Trong một clip quảng cáo khác của Hacofood Group, bác sĩ Lê Thị H., nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xuất hiện với vai trò giới thiệu sữa Talacmum.
Theo bác sĩ H., sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Công ty Dược phẩm dinh dưỡng Hacofood và được phân phối độc quyền bởi Tập đoàn Dược quốc tế - một trong những thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam hiện nay và đã có 11 năm kinh nghiệm cho các sản phẩm sữa cho mẹ và bé, có mặt hầu hết ở tất cả bệnh viện, phòng khám hoặc cửa hàng sữa trên toàn quốc…
Trong quảng cáo cho sữa Talacmum, bà H. cũng khẳng định nguyên liệu, sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Hà Lan và nhiều quốc gia khác, công đoạn sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến, khép kín…
Bà H. cho biết sữa Talacmum bổ sung chiết xuất tổ yến cao cấp nhập khẩu từ Nhật Bản hay đông trùng hạ thảo: “Talacmum gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi công dụng tuyệt vời mà loại sữa này mang lại, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giá trị dinh dưỡng cao, dùng được cho cả trẻ em và người lớn, tăng cường thể lực, sức đề kháng cơ thể, phục hồi sức khỏe một cách tối ưu”.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an, dù sản phẩm công bố các thành phần như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột quả ******... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.
Một nhân vật khác mặc trang phục như áo blouse xuất hiện trong clip giới thiệu Công ty Hacofood Group là TS.BS Đinh Ngọc H., được giới thiệu là “chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn”.
Trong đoạn giới thiệu, bà H. cho biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp giải quyết được tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, tiêu hóa kém, kể cả tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài, chậm tăng cân và giải quyết được tình trạng như bất dung nạp đường lactose ở trẻ.
“Nhưng theo tôi, các mẹ nên dùng sản phẩm Kawai lactose free first Infant. Đây là loại sữa đặc biệt tốt cho em bé từ sơ sinh đến 3 tuổi, những em bé bị táo bón, tiêu chảy, trẻ có hệ tiêu hóa kém và kể cả trẻ bị bất dung nạp đường lactose”, TS H. chia sẻ.
Ngày 14/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Đức Long, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, hiện trong danh sách nhân sự tại bệnh viện không có tên bà Đinh Ngọc H.
Theo ông Long, trước đây, tại khoa Nhi có bác sĩ Ngọc H. nhưng bà đã nghỉ hưu khoảng 10 năm nay.
Nguồn: Dân Việt