Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Với việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết sẽ quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh, xã và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Nội dung này được nêu tại phiên họp toàn thể lần thứ 2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi do Ủy ban Pháp luật và Tư Pháp của Quốc hội tổ chức sáng 25/4.
Cấp xã trực tiếp giải quyết các vấn đề của dân cư
Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bảo đảm đầy đủ, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.
Trên cơ sở chính quyền địa phương hai cấp, Thứ trưởng Trương Hải Long cho biết, dự Luật còn sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh, cấp xã.
Dự Luật quy định phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng cấp tỉnh tập trung ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý vĩ mô, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên xã, vượt quá năng lực giải quyết của cấp xã, đòi hỏi chuyên môn sâu và đảm bảo tính thống nhất trên toàn cấp tỉnh.
Cùng với đó, cấp xã là cấp tổ chức thực hiện chính sách (từ Trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp xã.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, dự Luật còn sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và có những quy định giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
Giải quyết thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"
Theo dự thảo báo cáo thẩm tra tóm tắt dự Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành với các lý do như được nêu trong tờ trình của Chính phủ, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban cũng cơ bản tán thành với việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh, cấp xã khi không tổ chức cấp huyện.
Liên quan đến vấn đề này, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo Luật quy định hướng giao chính quyền địa phương cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay; đồng thời bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương cho cấp tỉnh.
Về cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác để tham mưu, giúp UBND cấp xã là cần thiết và phù hợp với kết luận, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo lưu ý đối với việc thành lập phòng chuyên môn cần căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công việc, biên chế tối thiểu được thành lập và số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa để tránh tình trạng chia cắt về tổ chức, bộ máy, số lượng lãnh đạo nhiều hơn số lượng công chức trực tiếp thừa hành.
Đối với mô hình trung tâm hành chính công trực thuộc UBND cấp xã, cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ tham khảo mô hình trung tâm phục vụ hành chính công tại các địa phương.
Từ đó, tiến hành tổ chức mô hình phù hợp, hướng tới thu gọn đầu mối, tinh gọn về tổ chức, biên chế, thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính". Các quy định này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Kết luận nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đảm bảo yêu cầu tiến độ, chất lượng.
Đồng thời, Chính phủ đã bám sát và thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền để cụ thể hóa các nội dung phù hợp với yêu cầu sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Các thành viên của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo Luật mà Chính phủ trình cũng như những kiến nghị trong báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nghiên cứu hoàn thiện Báo cáo thẩm tra để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 44.
Trên cơ sở Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra và ý kiến các thành viên Ủy ban, Chủ nhiệm Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật.
Nội dung này được nêu tại phiên họp toàn thể lần thứ 2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi do Ủy ban Pháp luật và Tư Pháp của Quốc hội tổ chức sáng 25/4.
Cấp xã trực tiếp giải quyết các vấn đề của dân cư
Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bảo đảm đầy đủ, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.
Trên cơ sở chính quyền địa phương hai cấp, Thứ trưởng Trương Hải Long cho biết, dự Luật còn sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh, cấp xã.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long trình bày tờ trình của dự Luật (Ảnh: Trọng Quỳnh).
Dự Luật quy định phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng cấp tỉnh tập trung ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý vĩ mô, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên xã, vượt quá năng lực giải quyết của cấp xã, đòi hỏi chuyên môn sâu và đảm bảo tính thống nhất trên toàn cấp tỉnh.
Cùng với đó, cấp xã là cấp tổ chức thực hiện chính sách (từ Trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp xã.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, dự Luật còn sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và có những quy định giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
Giải quyết thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"
Theo dự thảo báo cáo thẩm tra tóm tắt dự Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành với các lý do như được nêu trong tờ trình của Chính phủ, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban cũng cơ bản tán thành với việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh, cấp xã khi không tổ chức cấp huyện.
Liên quan đến vấn đề này, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo Luật quy định hướng giao chính quyền địa phương cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay; đồng thời bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương cho cấp tỉnh.
Về cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác để tham mưu, giúp UBND cấp xã là cần thiết và phù hợp với kết luận, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo lưu ý đối với việc thành lập phòng chuyên môn cần căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công việc, biên chế tối thiểu được thành lập và số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa để tránh tình trạng chia cắt về tổ chức, bộ máy, số lượng lãnh đạo nhiều hơn số lượng công chức trực tiếp thừa hành.
Đối với mô hình trung tâm hành chính công trực thuộc UBND cấp xã, cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ tham khảo mô hình trung tâm phục vụ hành chính công tại các địa phương.
Từ đó, tiến hành tổ chức mô hình phù hợp, hướng tới thu gọn đầu mối, tinh gọn về tổ chức, biên chế, thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính". Các quy định này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Kết luận nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đảm bảo yêu cầu tiến độ, chất lượng.
Đồng thời, Chính phủ đã bám sát và thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền để cụ thể hóa các nội dung phù hợp với yêu cầu sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Các thành viên của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo Luật mà Chính phủ trình cũng như những kiến nghị trong báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nghiên cứu hoàn thiện Báo cáo thẩm tra để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 44.
Trên cơ sở Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra và ý kiến các thành viên Ủy ban, Chủ nhiệm Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật.
Nguồn: Dân Trí