Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
"Mãi đến giờ sau 60 năm, con mới được gặp cha. Cha chỉ sinh được một mình con, con thay cha nuôi mẹ năm nay 87 tuổi", người phụ nữ nghẹn ngào khi thấy tấm hình phục dựng của cha.
Cuộc "đoàn tụ" đặc biệt
Vượt hơn 70km, bà Hoàng Thị Hoàn (SN 1964, trú xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) ra thành phố Hà Tĩnh nhận tấm di ảnh được nhóm bạn trẻ có tên Skyline phục dựng về người cha liệt sỹ của mình trong chương trình "Tô màu ký ức". Bà là con gái duy nhất của liệt sỹ Hoàng Văn Trường (SN 1937).
Từ đầu chương trình, người phụ nữ hướng mắt về phía sân khấu, đôi bàn tay đan chặt vào nhau để kìm nén cảm xúc bồi hồi, xúc động.
Khi tấm hình chàng thanh niên khoác trên mình màu áo lính với nụ cười rạng ngời được chiếu lên, bà Hoàn nhận ra đó là cha mình.
Người phụ nữ có khuôn mặt khắc khổ, đầu hai màu tóc bật khóc đứng dậy. "Đó là ảnh của cha. Mãi đến giờ sau 60 năm, con mới được gặp cha. Cha chỉ sinh được một mình con, con thay cha nuôi mẹ 87 tuổi", bà Hoàn nói trong tiếng nấc nghẹn khiến nhiều người không ngăn được cảm xúc.
Bước lên nhận ảnh, bà Hoàn đưa bàn tay nhăn nheo vuốt ve từng đường nét trên khuôn mặt của cha mình. Thi thoảng, bà lại ôm trọn khuôn ảnh vào lòng rồi khóc nức nở như một đứa trẻ, bởi cuộc "đoàn tụ" rất đặc biệt.
Người cha trong tấm ảnh phục dựng quá chân thật, không phai mờ như tấm hình đen trắng được gia đình đặt trên bàn thờ.
"Cha của con đây rồi. Hôm nay, con đưa cha về với mẹ. Mẹ đang đợi cha ở nhà", bà Hoàn thủ thỉ cùng cha trong tấm ảnh rồi bật khóc.
Theo bà Hoàn, khi có thông tin sắp đến ngày nhận di ảnh từ chương trình "Tô màu ký ức", người mẹ Nguyễn Thị Thuấn (87 tuổi, vợ liệt sỹ Hoàng Văn Trường) cũng bày tỏ muốn ra thành phố để tham dự cùng.
Chân dung liệt sỹ Hoàng Văn Trường (Ảnh: Dương Nguyên).
Nhưng cụ bà sức khỏe yếu, mắt mờ nên chuyến đi này chỉ có cô con gái. Cũng từ hôm đó, cụ Thuấn không thể chợp mắt, thi thoảng dặn dò con gái: "Con ra đó có ảnh rồi thì nhắn gửi nhờ tìm mộ cha con nhé. Mộ cha giờ chưa tìm thấy, mẹ già rồi, muốn gặp ông ấy lần cuối".
Người cha hi sinh khi chưa được gặp con
Liệt sỹ Hoàng Văn Trường nhập ngũ tháng 4 năm 1963 sau một năm cưới vợ. Cả hai cùng chung hoàn cảnh bố mẹ đều đã mất.
Ngày nhập ngũ, người chồng hứa sẽ chiến đấu và trở về đoàn tụ cùng gia đình. Năm sinh con gái, mẹ Thuấn một mình chờ chồng. Đằng đẵng nhiều năm chỉ có 2 bức thư, bên trong người lính căn dặn vợ ở nhà cố gắng nuôi con, khi hết chiến tranh sẽ trở về.
Song, đó cũng là 2 lá thư cuối cùng mà ông gửi về cho vợ con. Năm 1966, người lính ấy hy sinh ở tuổi 25. Cũng từ đó, mẹ Thuấn ở vậy nuôi con với lời hẹn "anh sẽ trở về".
Bà Hoàn cho biết, chính vì lời hứa đó, mẹ Thuấn chung thủy, thủ tiết chờ chồng. Nhiều đêm, mẹ khóc thương chồng vì ông mồ côi sớm, đến lúc có con chưa được gặp mặt.
"Cha tôi hy sinh nơi chiến trường, giờ vẫn chưa tìm thấy phần mộ. Gia đình trước đó cũng nhiều lần đi tìm kiếm nhưng chưa có thông tin gì về mộ cha. Vì thương ông, mẹ tôi giờ cũng đắp một ngôi mộ gió để thắp hương cho chồng.
Mỗi dịp 30/10, gia đình làm giỗ và lên mộ gió để thắp hương. Bởi vậy, ở độ tuổi 87, mẹ tôi mong mỏi nhất là tìm được mộ chồng, gặp được ông khi mẹ còn sống", bà Hoàn chia sẻ.
"Hành trình tô màu ký ức" là dự án được khởi động từ đầu năm 2024 với mục đích phục dựng miễn phí 150 bức ảnh liệt sỹ quê Hà Tĩnh.
Đây là hành trình đặc biệt và ý nghĩa, xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau và ước nguyện của những gia đình mất đi người thân trong cuộc chiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chương trình "Tô màu ký ức" đã tạo nguồn động lực lớn thôi thúc thế hệ hôm nay tiếp tục bồi đắp tinh thần yêu nước, sống biết ơn, trách nhiệm và nghĩa tình, trân trọng, khắc ghi những giá trị lịch sử để nỗ lực hướng tới tương lai.
Đây cũng là dịp nhắc nhở thế hệ trẻ về trách nhiệm trong việc gìn giữ, tiếp nối những thành quả mà các thế hệ cha anh đã tạo dựng.
Cuộc "đoàn tụ" đặc biệt
Vượt hơn 70km, bà Hoàng Thị Hoàn (SN 1964, trú xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) ra thành phố Hà Tĩnh nhận tấm di ảnh được nhóm bạn trẻ có tên Skyline phục dựng về người cha liệt sỹ của mình trong chương trình "Tô màu ký ức". Bà là con gái duy nhất của liệt sỹ Hoàng Văn Trường (SN 1937).
Từ đầu chương trình, người phụ nữ hướng mắt về phía sân khấu, đôi bàn tay đan chặt vào nhau để kìm nén cảm xúc bồi hồi, xúc động.
Khi tấm hình chàng thanh niên khoác trên mình màu áo lính với nụ cười rạng ngời được chiếu lên, bà Hoàn nhận ra đó là cha mình.
Bà Hoàng Thị Hoàn bật khóc khi nhận tấm ảnh phục dựng về người cha của mình (Ảnh: Dương Nguyên).
Người phụ nữ có khuôn mặt khắc khổ, đầu hai màu tóc bật khóc đứng dậy. "Đó là ảnh của cha. Mãi đến giờ sau 60 năm, con mới được gặp cha. Cha chỉ sinh được một mình con, con thay cha nuôi mẹ 87 tuổi", bà Hoàn nói trong tiếng nấc nghẹn khiến nhiều người không ngăn được cảm xúc.
Bước lên nhận ảnh, bà Hoàn đưa bàn tay nhăn nheo vuốt ve từng đường nét trên khuôn mặt của cha mình. Thi thoảng, bà lại ôm trọn khuôn ảnh vào lòng rồi khóc nức nở như một đứa trẻ, bởi cuộc "đoàn tụ" rất đặc biệt.
Người cha trong tấm ảnh phục dựng quá chân thật, không phai mờ như tấm hình đen trắng được gia đình đặt trên bàn thờ.
"Cha của con đây rồi. Hôm nay, con đưa cha về với mẹ. Mẹ đang đợi cha ở nhà", bà Hoàn thủ thỉ cùng cha trong tấm ảnh rồi bật khóc.
Theo bà Hoàn, khi có thông tin sắp đến ngày nhận di ảnh từ chương trình "Tô màu ký ức", người mẹ Nguyễn Thị Thuấn (87 tuổi, vợ liệt sỹ Hoàng Văn Trường) cũng bày tỏ muốn ra thành phố để tham dự cùng.
Chân dung liệt sỹ Hoàng Văn Trường (Ảnh: Dương Nguyên).
Nhưng cụ bà sức khỏe yếu, mắt mờ nên chuyến đi này chỉ có cô con gái. Cũng từ hôm đó, cụ Thuấn không thể chợp mắt, thi thoảng dặn dò con gái: "Con ra đó có ảnh rồi thì nhắn gửi nhờ tìm mộ cha con nhé. Mộ cha giờ chưa tìm thấy, mẹ già rồi, muốn gặp ông ấy lần cuối".
Người cha hi sinh khi chưa được gặp con
Liệt sỹ Hoàng Văn Trường nhập ngũ tháng 4 năm 1963 sau một năm cưới vợ. Cả hai cùng chung hoàn cảnh bố mẹ đều đã mất.
Ngày nhập ngũ, người chồng hứa sẽ chiến đấu và trở về đoàn tụ cùng gia đình. Năm sinh con gái, mẹ Thuấn một mình chờ chồng. Đằng đẵng nhiều năm chỉ có 2 bức thư, bên trong người lính căn dặn vợ ở nhà cố gắng nuôi con, khi hết chiến tranh sẽ trở về.
Song, đó cũng là 2 lá thư cuối cùng mà ông gửi về cho vợ con. Năm 1966, người lính ấy hy sinh ở tuổi 25. Cũng từ đó, mẹ Thuấn ở vậy nuôi con với lời hẹn "anh sẽ trở về".
Bà Hoàn thủ thỉ cùng cha qua bức ảnh rồi bật khóc (Ảnh: Dương Nguyên).
Bà Hoàn cho biết, chính vì lời hứa đó, mẹ Thuấn chung thủy, thủ tiết chờ chồng. Nhiều đêm, mẹ khóc thương chồng vì ông mồ côi sớm, đến lúc có con chưa được gặp mặt.
"Cha tôi hy sinh nơi chiến trường, giờ vẫn chưa tìm thấy phần mộ. Gia đình trước đó cũng nhiều lần đi tìm kiếm nhưng chưa có thông tin gì về mộ cha. Vì thương ông, mẹ tôi giờ cũng đắp một ngôi mộ gió để thắp hương cho chồng.
Mỗi dịp 30/10, gia đình làm giỗ và lên mộ gió để thắp hương. Bởi vậy, ở độ tuổi 87, mẹ tôi mong mỏi nhất là tìm được mộ chồng, gặp được ông khi mẹ còn sống", bà Hoàn chia sẻ.
"Hành trình tô màu ký ức" là dự án được khởi động từ đầu năm 2024 với mục đích phục dựng miễn phí 150 bức ảnh liệt sỹ quê Hà Tĩnh.
Đây là hành trình đặc biệt và ý nghĩa, xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau và ước nguyện của những gia đình mất đi người thân trong cuộc chiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chương trình "Tô màu ký ức" đã tạo nguồn động lực lớn thôi thúc thế hệ hôm nay tiếp tục bồi đắp tinh thần yêu nước, sống biết ơn, trách nhiệm và nghĩa tình, trân trọng, khắc ghi những giá trị lịch sử để nỗ lực hướng tới tương lai.
Đây cũng là dịp nhắc nhở thế hệ trẻ về trách nhiệm trong việc gìn giữ, tiếp nối những thành quả mà các thế hệ cha anh đã tạo dựng.
Nguồn: Dân Trí