Con trai cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và câu hỏi day dứt về thất bại của nước Mỹ

ndkd833
Nguyen Duc Thanh Nguyen
Phản hồi: 0

Nguyen Duc Thanh Nguyen

Thành viên nổi tiếng
Craig McNamara, con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara – người được coi là "kiến trúc sư trưởng" của cuộc chiến tranh tại Việt Nam – đã mang trong lòng nỗi ám ảnh suốt nhiều thập kỷ. Với ông, đó không chỉ là di sản của người cha mà còn là một câu hỏi day dứt: điều gì đã khiến nước Mỹ thất bại trong cuộc chiến ấy?
1745770583848.png
Ông Craig McNamara là con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara (Ảnh: VTV).


Nỗi đau trước những ngôi mộ vô danh


Tay cầm những bông cúc vàng, Craig McNamara lặng lẽ bước qua hàng nghìn ngôi mộ liệt sĩ tại nghĩa trang Trường Sơn. Trước tấm bia ghi năm sinh 1950 – cũng là năm ông ra đời – Craig xúc động nghẹn ngào. Những giọt nước mắt rơi xuống, dành cho người thanh niên Việt Nam cùng thế hệ với mình đã ngã xuống cho khát vọng hòa bình, thống nhất.


Đang là một nông dân trồng hạnh nhân, ****** và ô liu ở California, Craig mang trong mình một mối liên hệ sâu sắc với Việt Nam – vùng đất gắn liền với quyết định và sai lầm của người cha nổi tiếng.


Một hành trình tìm kiếm sự thật


Craig McNamara là nhân vật trung tâm trong bộ phim tài liệu Cuộc đọ sức của ý chí do Ban Truyền hình Đối ngoại - Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bộ phim kể lại hành trình đầy ám ảnh của Craig: lật giở hồ sơ mật, phỏng vấn nhân chứng, rong ruổi qua những vùng đất lịch sử để tìm ra “yếu tố X” – bí ẩn mà cha ông đã không thể nào tính toán nổi, dẫn đến thất bại cay đắng của nước Mỹ.


Craig tự hỏi: "Vào tháng 5/1995, cha tôi thừa nhận: 'Chúng tôi đã sai, một sai lầm khủng khiếp…' Nhưng cha có bao giờ thực sự đến Việt Nam để hỏi người dân Việt Nam: Tại sao chúng ta sai không?".


Bài học về lòng dân


Những năm 1960, nước Mỹ, dưới thời Tổng thống John F. Kennedy, xem miền Nam Việt Nam như tấm khiên ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Robert McNamara, từ vị trí Chủ tịch Ford Motor, được mời làm Bộ trưởng Quốc phòng, mang theo tinh thần của một nhà quản lý tài ba: coi trọng dữ liệu, tin vào những con số, và tin rằng mọi chiến lược đều có thể lập trình.
1745770597725.png
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara (Ảnh: Chụp màn hình).

Chính quyền Mỹ liên tiếp đưa ra các kế hoạch như Staley và Taylor, đẩy mạnh viện trợ vũ khí, huấn luyện quân đội Sài Gòn, thiết lập "ấp chiến lược" với hy vọng bình định miền Nam trong 18 tháng. Nhưng dữ liệu McNamara nhận được hoàn toàn sai lệch. Thực tế chiến trường, như trận Ấp Bắc năm 1963, nhanh chóng đập tan ảo tưởng ấy: quân du kích Việt Nam với vũ khí thô sơ vẫn đánh bại xe thiết giáp, trực thăng tối tân của Mỹ.


Giáo sư Fredrik Logevall, chủ nhân giải Pulitzer, đã chỉ ra: Yếu tố X mà McNamara không bao giờ tính đến, chính là ý chí quật cường của người Việt Nam – sức mạnh đến từ lòng dân.


Những thất bại nối tiếp


Craig kể lại, cha ông từng dốc sức xây dựng "hàng rào McNamara" – một hệ thống phòng thủ công nghệ cao trị giá gần 2 tỷ USD nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh. Nhưng những người du kích Việt Nam, với trí thông minh và sự sáng tạo dân gian – như việc treo ếch trong ống nhôm lên hàng rào – đã vô hiệu hóa hệ thống hiện đại ấy.


Thất bại nối tiếp thất bại. Từ trận Ia Đrăng ác liệt, đến những chiến dịch càn quét không hiệu quả, Robert McNamara dần nhận ra cuộc chiến không thể thắng. Nhưng đứng trước ống kính truyền thông, ông vẫn phải tuyên bố "chúng ta đang chiến thắng".


Craig nghẹn ngào nói trong bộ phim: "Cha tôi có biết ông ấy đang nói dối không? Tôi tin là có. Nhưng một khi đã trượt vào vòng xoáy dối trá ấy, ông không thể thoát ra".


Sự tỉnh ngộ và lời xin lỗi muộn màng


Tháng 11/1967, Robert McNamara đề xuất ngừng ném bom miền Bắc, ngừng đưa thêm quân, nhưng ý kiến của ông rơi vào im lặng. Chỉ ba tuần sau, ông nộp đơn từ chức.


Tám năm giữ cương vị Bộ trưởng Quốc phòng đã để lại cho Robert McNamara những vết thương không bao giờ lành – một bi kịch cá nhân song hành với bi kịch quốc gia.


Trên hành trình trở lại Việt Nam lần này, Craig McNamara đã tìm được câu trả lời cho những băn khoăn cả đời: Nước Mỹ thất bại vì không hiểu được rằng, sức mạnh của Việt Nam không đến từ vũ khí, mà từ lòng dân, từ tình yêu quê hương cháy bỏng, từ những người lính giản dị mà kiên cường, từ tầm nhìn và sự lãnh đạo xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


Sự chuyển hóa từ trong tâm


Hành trình tìm hiểu lịch sử cũng là hành trình chữa lành cho Craig. Từ một thanh niên nổi loạn chống chiến tranh, đến một người cha, một người nông dân luôn canh cánh trong lòng mong muốn nói lời xin lỗi, Craig McNamara đã viết nên chương mới cho chính mình – chương của sự thức tỉnh, thấu hiểu, và hòa giải.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top