Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
"Lỗi lớn nhất là nền tảng giáo dục gia đình, nuông chiều và không dạy con. Đừng đổ lỗi và đùn đẩy cho nền giáo dục học đường", độc giả Dân trí bình luận.
Liên quan vụ nhóm "quái xế" náo loạn đường phố, tông tử vong chị Q. (27 tuổi), Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đang tạm giữ hình sự 10 thanh niên (độ tuổi 16 - 19) trong đoàn để điều tra làm rõ.
Phía ngoài trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, người thân một số "quái xế" có mặt. Qua song sắt hàng rào, có những giọt nước mắt của sự ân hận đã rơi khi họ nhìn thấy con, cháu mình bước ra từ nhà tạm giữ.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những sự ân hận muộn màng. Hậu quả đã xảy ra và vĩnh viễn không bao giờ có thể khắc phục. Những gì còn lại chỉ là sự uất ức của gia đình cùng làn sóng phẫn nộ, căm phẫn trong xã hội. Không chỉ những "quái xế", dư luận cũng đang hướng về các vị phụ huynh.
Nhóm đối tượng gây náo loạn đường phố tại trụ sở công an (Ảnh: Tô Sa).
Mang tâm trạng bức xúc, chủ tài khoản có nickname Vườn Thượng Uyển bình luận: "Nhà trường giáo dục thường xuyên nhưng bố mẹ thì ngược lại. Bố mẹ buông lỏng quản lý thì làm sao con có thể tốt lên được? Nhà trường chỉ là nơi giáo dục, định hướng, chứ không thể xử phạt, mà có xử phạt nặng tay chút là xã hội đã kêu gào là quá mức, thiếu nhân văn... nên nhà trường có xử phạt đâu.
Lỗi lớn nhất là nền tảng giáo dục gia đình, nuông chiều và không dạy con. Đừng đổ lỗi và đùn đẩy cho nền giáo dục học đường".
"Trẻ hư có phần quản lý, giáo dục của cha mẹ. Nếu đang đi học thì trách nhiệm còn có của nhà trường, sự nắm bắt của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cuối cùng thì lỗi chính vẫn xuất phát từ tự thân những đứa trẻ", độc giả Việt Anh tiếp lời.
Chỉ ra thực trạng của việc giáo dục tại nhà trường hiện nay, bạn đọc Hong Duong viết: "Rất nhiều gia đình, khi thầy cô giáo mời đến trường làm việc, thông báo con ý thức kém để bàn biện pháp giáo dục thì phản ứng dữ dội, bất hợp tác, cho rằng thầy cô phản ánh không đúng vì cháu ở nhà rất ngoan".
"Các bạn có tin chúng hối hận không? Tôi thì không! Cả phụ huynh và bọn trẻ đều là thành phần giáo dục kém, vậy nên mới ném con mình ra làm loạn ngoài xã hội", độc giả An Nguyễn bất bình.
"Không thể tiếp diễn tình trạng bố mẹ không dạy bảo được thì vứt con ra làm loạn ngoài xã hội. Nên tăng mạnh hình phạt với bố mẹ trẻ vị thành niên. Họ cũng là những người có vai trò gián tiếp giúp những đứa trẻ tạo ra hậu quả kinh hoàng. Không thể xin lỗi vài lời rồi xử phạt hành chính là xong được", độc giả Linh Bui đề xuất.
Vậy trên thực tế, khi con trẻ gây án, cha mẹ có thể phải chịu trách nhiệm ra sao trước pháp luật?.
Mẹ của đối tượng N.T.M.K. - quái xế trực tiếp liên quan tới cái chết của chị Q. (Ảnh: Tô Sa).
Giao xe cho người chưa đủ tuổi, xử lý ra sao?
Theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe; đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia; trong người có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc không đủ các điều kiện khác để điều khiển phương tiện, dẫn tới hậu quả như làm chết người; gây thương tật cho người khác từ 61% trở lên hay gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể bị xử lý về tội Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Mức phạt theo khoản 1 Điều này phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Trường hợp gây các hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng như làm chết từ 2 người trở lên hay gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, mức phạt tối đa có thể áp dụng là 7 năm tù.
Đối chiếu quy định trên, có thể thấy để xem xét trách nhiệm pháp lý của phụ huynh có con gây án, vấn đề mấu chốt là họ có giao xe hoặc để cho con tùy ý sử dụng xe dù biết con chưa đủ điều kiện hay không. Trong trường hợp họ biết nhưng vẫn để con dưới 18 tuổi lấy xe tham gia giao thông, đây là hành vi có dấu hiệu hình sự.
Ngược lại, nếu các vị phụ huynh hoàn toàn không biết về việc con lấy xe để tham gia giao thông, trách nhiệm hình sự có thể được miễn trừ.
Về trách nhiệm bồi thường, theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì con phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình còn nếu con đã đủ 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Liên quan vụ nhóm "quái xế" náo loạn đường phố, tông tử vong chị Q. (27 tuổi), Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đang tạm giữ hình sự 10 thanh niên (độ tuổi 16 - 19) trong đoàn để điều tra làm rõ.
Phía ngoài trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, người thân một số "quái xế" có mặt. Qua song sắt hàng rào, có những giọt nước mắt của sự ân hận đã rơi khi họ nhìn thấy con, cháu mình bước ra từ nhà tạm giữ.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những sự ân hận muộn màng. Hậu quả đã xảy ra và vĩnh viễn không bao giờ có thể khắc phục. Những gì còn lại chỉ là sự uất ức của gia đình cùng làn sóng phẫn nộ, căm phẫn trong xã hội. Không chỉ những "quái xế", dư luận cũng đang hướng về các vị phụ huynh.
Nhóm đối tượng gây náo loạn đường phố tại trụ sở công an (Ảnh: Tô Sa).
Mang tâm trạng bức xúc, chủ tài khoản có nickname Vườn Thượng Uyển bình luận: "Nhà trường giáo dục thường xuyên nhưng bố mẹ thì ngược lại. Bố mẹ buông lỏng quản lý thì làm sao con có thể tốt lên được? Nhà trường chỉ là nơi giáo dục, định hướng, chứ không thể xử phạt, mà có xử phạt nặng tay chút là xã hội đã kêu gào là quá mức, thiếu nhân văn... nên nhà trường có xử phạt đâu.
Lỗi lớn nhất là nền tảng giáo dục gia đình, nuông chiều và không dạy con. Đừng đổ lỗi và đùn đẩy cho nền giáo dục học đường".
"Trẻ hư có phần quản lý, giáo dục của cha mẹ. Nếu đang đi học thì trách nhiệm còn có của nhà trường, sự nắm bắt của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cuối cùng thì lỗi chính vẫn xuất phát từ tự thân những đứa trẻ", độc giả Việt Anh tiếp lời.
Chỉ ra thực trạng của việc giáo dục tại nhà trường hiện nay, bạn đọc Hong Duong viết: "Rất nhiều gia đình, khi thầy cô giáo mời đến trường làm việc, thông báo con ý thức kém để bàn biện pháp giáo dục thì phản ứng dữ dội, bất hợp tác, cho rằng thầy cô phản ánh không đúng vì cháu ở nhà rất ngoan".
"Các bạn có tin chúng hối hận không? Tôi thì không! Cả phụ huynh và bọn trẻ đều là thành phần giáo dục kém, vậy nên mới ném con mình ra làm loạn ngoài xã hội", độc giả An Nguyễn bất bình.
"Không thể tiếp diễn tình trạng bố mẹ không dạy bảo được thì vứt con ra làm loạn ngoài xã hội. Nên tăng mạnh hình phạt với bố mẹ trẻ vị thành niên. Họ cũng là những người có vai trò gián tiếp giúp những đứa trẻ tạo ra hậu quả kinh hoàng. Không thể xin lỗi vài lời rồi xử phạt hành chính là xong được", độc giả Linh Bui đề xuất.
Vậy trên thực tế, khi con trẻ gây án, cha mẹ có thể phải chịu trách nhiệm ra sao trước pháp luật?.
Mẹ của đối tượng N.T.M.K. - quái xế trực tiếp liên quan tới cái chết của chị Q. (Ảnh: Tô Sa).
Giao xe cho người chưa đủ tuổi, xử lý ra sao?
Theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe; đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia; trong người có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc không đủ các điều kiện khác để điều khiển phương tiện, dẫn tới hậu quả như làm chết người; gây thương tật cho người khác từ 61% trở lên hay gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể bị xử lý về tội Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Mức phạt theo khoản 1 Điều này phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Trường hợp gây các hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng như làm chết từ 2 người trở lên hay gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, mức phạt tối đa có thể áp dụng là 7 năm tù.
Đối chiếu quy định trên, có thể thấy để xem xét trách nhiệm pháp lý của phụ huynh có con gây án, vấn đề mấu chốt là họ có giao xe hoặc để cho con tùy ý sử dụng xe dù biết con chưa đủ điều kiện hay không. Trong trường hợp họ biết nhưng vẫn để con dưới 18 tuổi lấy xe tham gia giao thông, đây là hành vi có dấu hiệu hình sự.
Ngược lại, nếu các vị phụ huynh hoàn toàn không biết về việc con lấy xe để tham gia giao thông, trách nhiệm hình sự có thể được miễn trừ.
Về trách nhiệm bồi thường, theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì con phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình còn nếu con đã đủ 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Nguồn: Dân Trí