Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
"Công chức cấp xã chỉ cần làm theo quy định, cần mẫn, chí công vô tư, vì dân phục vụ, nên không cần đặt nặng vấn đề tài năng, bằng cấp cao. Học nước ngoài về, ai lại đi làm ở xã".
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc gửi tới VietnamNet bàn luận sôi nổi về mối quan hệ giữa học vị, tài năng và cách quản lý, sử dụng người tài sau khi đọc bài "Có cháu học tiến sĩ nước ngoài về chỉ được ký hợp đồng, giờ phải ra khỏi hệ thống".
Tiến sĩ làm công việc hành chính bàn giấy ở xã là không phù hợp
Nhiều ý kiến cho rằng bằng tiến sĩ, thạc sĩ không đồng nghĩa với tài năng hay khả năng ứng dụng thực tế. Độc giả Minh nhận định: “Có bằng tiến sĩ nước ngoài mà không nơi nào nhận, phải làm không chuyên trách ở xã thì cần xem lại giá trị tấm bằng đó".
Độc giả Cường Đỗ nêu thực trạng “tiến sĩ giấy”, khi một số người học cao nhưng chỉ có bằng cấp mà thiếu đóng góp cụ thể. Tương tự, độc giả Quang Lưu nhấn mạnh rằng đề tài tiến sĩ cần có tính ứng dụng thực tế, nếu không, làm công việc hành chính bàn giấy ở xã là không phù hợp.
“Tiến sĩ chỉ phù hợp với môi trường khoa học và nghiên cứu học thuật,” nhiều ý kiến đồng tình rằng người có trình độ tiến sĩ nên làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, thay vì về xã làm công việc khó phát huy hết khả năng. “Như vậy thật đáng tiếc,” một độc giả bình luận.
Độc giả Phạm Kiên Định nhấn mạnh rằng công việc hành chính ở xã chủ yếu dựa trên quy trình và không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Một số vị trí công chức chỉ cần làm theo quy định, cần mẫn, chí công vô tư, vì dân phục vụ, nên không cần đặt nặng vấn đề tài năng.
“Tôi thấy ở quê tôi, cán bộ xã mấy ai có bằng đại học chính quy đâu nhưng công việc vẫn trôi chảy,” độc giả Lê Hoa chia sẻ.
Một số ý kiến nghi ngại về việc tiến sĩ chấp nhận làm việc tại xã. Độc giả Mây Ngàn bày tỏ: “Học nước ngoài về, ai lại đi làm ở xã!” Họ cho rằng tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo bài bản hoàn toàn có thể tìm công việc phù hợp hơn.
Nên bỏ biên chế suốt đời để thu hút người tài
Việc tinh giản biên chế và điều chuyển cán bộ từ huyện về xã cũng khiến nhiều độc giả băn khoăn. Theo độc giả Trần Quyết, cán bộ huyện thuộc biên chế nên nhân sự hợp đồng cấp xã thường bị tinh gọn trước. Trong khi đó, công việc tại địa phương cần người có kinh nghiệm thực tế hơn là bằng cấp cao.
Độc giả Mai Thanh Hương đề xuất học hỏi cách quản lý nhân sự từ các doanh nghiệp FDI, với chính sách minh bạch, đãi ngộ tốt và sẵn sàng thay thế nếu không đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, độc giả Nguyễn Hải cho rằng cần “bỏ biên chế suốt đời để mọi người bình đẳng.”
Việc xác định người tài cũng là vấn đề được quan tâm. Độc giả An Nguyên đặt câu hỏi: “Thế nào là người tài? Căn cứ vào đâu để xác định?” để có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp. “Vấn đề là làm sao chọn được người tài thật,” một độc giả nhấn mạnh, trong bối cảnh quyền lựa chọn công việc thuộc về người lao động.
Khi thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến câu chuyện thu hút, trọng dụng người có tài năng.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng cần có quy định khung tiêu chí xác định người tài, cùng với chế độ chính sách đặc biệt do ngân sách Nhà nước hỗ trợ, để địa phương có căn cứ triển khai. Bà nêu thực tế tại các vùng sâu, vùng xa, do ngân sách hạn chế và chính sách thu hút chưa đột phá, việc thu hút người tài, đặc biệt trong y tế và giáo dục, rất khó khăn. Ngay cả khi tuyển dụng được, việc giữ chân nhân sự lâu dài cũng là thách thức.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhấn mạnh: “Không thể phát hiện người tài qua hồ sơ, bằng cấp hay các kỳ thi hình thức”. Theo bà, để thu hút và giữ chân người tài, ngoài ưu đãi lương, cần trao cơ hội cống hiến, tin tưởng và trọng dụng họ.
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc gửi tới VietnamNet bàn luận sôi nổi về mối quan hệ giữa học vị, tài năng và cách quản lý, sử dụng người tài sau khi đọc bài "Có cháu học tiến sĩ nước ngoài về chỉ được ký hợp đồng, giờ phải ra khỏi hệ thống".
Tiến sĩ làm công việc hành chính bàn giấy ở xã là không phù hợp
Nhiều ý kiến cho rằng bằng tiến sĩ, thạc sĩ không đồng nghĩa với tài năng hay khả năng ứng dụng thực tế. Độc giả Minh nhận định: “Có bằng tiến sĩ nước ngoài mà không nơi nào nhận, phải làm không chuyên trách ở xã thì cần xem lại giá trị tấm bằng đó".
Độc giả Cường Đỗ nêu thực trạng “tiến sĩ giấy”, khi một số người học cao nhưng chỉ có bằng cấp mà thiếu đóng góp cụ thể. Tương tự, độc giả Quang Lưu nhấn mạnh rằng đề tài tiến sĩ cần có tính ứng dụng thực tế, nếu không, làm công việc hành chính bàn giấy ở xã là không phù hợp.
“Tiến sĩ chỉ phù hợp với môi trường khoa học và nghiên cứu học thuật,” nhiều ý kiến đồng tình rằng người có trình độ tiến sĩ nên làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, thay vì về xã làm công việc khó phát huy hết khả năng. “Như vậy thật đáng tiếc,” một độc giả bình luận.

Có ý kiến cho rằng công việc hành chính ở xã chủ yếu dựa trên quy trình và không yêu cầu trình độ học vấn cao. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Độc giả Phạm Kiên Định nhấn mạnh rằng công việc hành chính ở xã chủ yếu dựa trên quy trình và không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Một số vị trí công chức chỉ cần làm theo quy định, cần mẫn, chí công vô tư, vì dân phục vụ, nên không cần đặt nặng vấn đề tài năng.
“Tôi thấy ở quê tôi, cán bộ xã mấy ai có bằng đại học chính quy đâu nhưng công việc vẫn trôi chảy,” độc giả Lê Hoa chia sẻ.
Một số ý kiến nghi ngại về việc tiến sĩ chấp nhận làm việc tại xã. Độc giả Mây Ngàn bày tỏ: “Học nước ngoài về, ai lại đi làm ở xã!” Họ cho rằng tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo bài bản hoàn toàn có thể tìm công việc phù hợp hơn.
Nên bỏ biên chế suốt đời để thu hút người tài
Việc tinh giản biên chế và điều chuyển cán bộ từ huyện về xã cũng khiến nhiều độc giả băn khoăn. Theo độc giả Trần Quyết, cán bộ huyện thuộc biên chế nên nhân sự hợp đồng cấp xã thường bị tinh gọn trước. Trong khi đó, công việc tại địa phương cần người có kinh nghiệm thực tế hơn là bằng cấp cao.
Độc giả Mai Thanh Hương đề xuất học hỏi cách quản lý nhân sự từ các doanh nghiệp FDI, với chính sách minh bạch, đãi ngộ tốt và sẵn sàng thay thế nếu không đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, độc giả Nguyễn Hải cho rằng cần “bỏ biên chế suốt đời để mọi người bình đẳng.”
Việc xác định người tài cũng là vấn đề được quan tâm. Độc giả An Nguyên đặt câu hỏi: “Thế nào là người tài? Căn cứ vào đâu để xác định?” để có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp. “Vấn đề là làm sao chọn được người tài thật,” một độc giả nhấn mạnh, trong bối cảnh quyền lựa chọn công việc thuộc về người lao động.
Khi thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến câu chuyện thu hút, trọng dụng người có tài năng.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng cần có quy định khung tiêu chí xác định người tài, cùng với chế độ chính sách đặc biệt do ngân sách Nhà nước hỗ trợ, để địa phương có căn cứ triển khai. Bà nêu thực tế tại các vùng sâu, vùng xa, do ngân sách hạn chế và chính sách thu hút chưa đột phá, việc thu hút người tài, đặc biệt trong y tế và giáo dục, rất khó khăn. Ngay cả khi tuyển dụng được, việc giữ chân nhân sự lâu dài cũng là thách thức.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhấn mạnh: “Không thể phát hiện người tài qua hồ sơ, bằng cấp hay các kỳ thi hình thức”. Theo bà, để thu hút và giữ chân người tài, ngoài ưu đãi lương, cần trao cơ hội cống hiến, tin tưởng và trọng dụng họ.
Nguồn: Vietnamnet