Theo quy định hiện hành, hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Ninh do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung: "Đề nghị nâng mức trợ cấp xuất ngũ một lần và trợ cấp tạo việc làm quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ".
Về việc này, Bộ Quốc phòng trả lời như sau:
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ được quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và cụ thể tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (Nghị định số 27/2016/NĐ-CP của Chính phủ), cụ thể:
"1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 1 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú".
Theo Bộ Quốc phòng, quy định trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và thân nhân; bảo đảm thống nhất và đồng bộ với các văn bản quy định hiện hành. Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp các cấp, các ngành ở địa phương, cùng với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm, chăm lo bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách đối với bản thân và thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ nói chung, chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm nói riêng, góp phần động viên, khích lệ hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân về vật chất và tinh thần, bảo đảm công bằng và quyền lợi hợp pháp của công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Song, trước sự phát triển mọi mặt của đất nước, đặc biệt là thu nhập của người lao động phổ thông và mặt bằng chung của đời sống xã hội hiện nay đã được nâng lên đáng kể, nhưng mức trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ còn thấp, đây là một trong những nguyên nhân chưa tạo sức thu hút và khuyến khích thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, do đó cần được nghiên cứu bổ sung cho phù hợp thực tiễn.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tổng thể và phối hợp với các bộ liên quan, báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2016/NĐ-CP của Chính phủ vào thời điểm phù hợp khi có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, bảo đảm khoa học, khả thi để pháp luật nghĩa vụ quân sự được thực hiện hiệu quả, thiết thực.
Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Ninh do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung: "Đề nghị nâng mức trợ cấp xuất ngũ một lần và trợ cấp tạo việc làm quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ".
Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn phối hợp với các trường dạy nghề trong và ngoài quân đội tư vấn, hướng nghiệp và cấp thẻ học nghề cho quân nhân (Ảnh: Các quân nhân Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn xuất ngũ đầu năm 2023). Ảnh mang tính minh họa - Ảnh Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn
Về việc này, Bộ Quốc phòng trả lời như sau:
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ được quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và cụ thể tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (Nghị định số 27/2016/NĐ-CP của Chính phủ), cụ thể:
"1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 1 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú".
Theo Bộ Quốc phòng, quy định trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và thân nhân; bảo đảm thống nhất và đồng bộ với các văn bản quy định hiện hành. Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp các cấp, các ngành ở địa phương, cùng với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm, chăm lo bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách đối với bản thân và thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ nói chung, chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm nói riêng, góp phần động viên, khích lệ hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân về vật chất và tinh thần, bảo đảm công bằng và quyền lợi hợp pháp của công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Song, trước sự phát triển mọi mặt của đất nước, đặc biệt là thu nhập của người lao động phổ thông và mặt bằng chung của đời sống xã hội hiện nay đã được nâng lên đáng kể, nhưng mức trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ còn thấp, đây là một trong những nguyên nhân chưa tạo sức thu hút và khuyến khích thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, do đó cần được nghiên cứu bổ sung cho phù hợp thực tiễn.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tổng thể và phối hợp với các bộ liên quan, báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2016/NĐ-CP của Chính phủ vào thời điểm phù hợp khi có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, bảo đảm khoa học, khả thi để pháp luật nghĩa vụ quân sự được thực hiện hiệu quả, thiết thực.
Nguồn: Dân Việt