Cuộc đời đi sang trang khác khi bị giữ bằng tốt nghiệp đại học, mất cơ hội nên kiện đại học Kinh tế Quốc dân là đúng!

ntcdung2011
David Dũng
Phản hồi: 1

David Dũng

Member

Ông Dương Thế Hảo, 65 tuổi, khởi kiện dân sự với lý do tốt nghiệp năm 1989 nhưng 30 năm sau Đại học Kinh tế Quốc dân mới giao bằng, làm ảnh hưởng "mọi mặt cuộc sống".

1729910605990.png

Ông Dương Thế Hảo, cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Danh Lam
Vụ kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của ông Hảo được TAND quận Hai Bà Trưng thông báo thụ lý hôm 11/10.
Theo trình bày của ông Hảo, năm 1977, ông nhập ngũ, phục vụ 4 năm tại Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân. Ra quân năm 1981, ông thi đậu khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (tiền thân của trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày nay), khóa năm 1984.
Sau thời gian học tập, năm 1989, ông Hảo cho hay hoàn thành tất cả môn học và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp với số điểm đạt trở lên, nhận được giấy xác nhận đã thi tốt nghiệp và đợi cấp bằng.
Ông từng là phó giám đốc một hợp tác xã công nghiệp và ứng cử làm quyền giám đốc một doanh nghiệp khác. Do không bằng tốt nghiệp đại học nộp cho công ty, ông không thể tiếp tục đảm nhận chức vụ.

"Năm nào tôi cũng đến trường nhiều lần để hỏi, vì công ty cũng thúc giục chuyện bằng cấp. Nhưng có lần trường bảo lãnh đạo đi vắng, chưa xin chữ ký được, lần thì họ nói hết phôi in, có lần không trả lời", ông Hảo chia sẻ.

Không thể làm việc trong doanh nghiệp hay thăng tiến, ông Hảo cho hay trải qua nhiều nghề nghiệp, nhập khẩu ôtô cũ, buôn bán, gia công máy móc, hàng dệt may... Kinh tế dần ổn, ông Hảo kể tiếp tục gặp rắc rối vì "không thể cưới vợ".

Theo ông, khi nhập học, đã nộp hồ sơ quân nhân, lý lịch quân nhân, quyết định xuất ngũ, địa chỉ tạm trú của ông cũng được chuyển về trường. Song do chưa lấy được bằng tốt nghiệp, toàn bộ hồ sơ gốc của ông cũng được trường giữ lại, trong khi chứng minh nhân dân cũ đã hết hạn.


"Năm 1991, vợ chồng tôi về ở với nhau, không có giấy kết hôn, không thể làm tạm trú. Hai con sinh ra cũng không thể làm giấy khai sinh ở Hà Nội, không đi học được ở Hà Nội", nguyên đơn kể.

Ông Hảo nói sống như "người vô gia cư", không chứng minh thư, hộ chiếu, không thể xuất ngoại, không mua bán tài sản nhà đất, có tiền để thành lập doanh nghiệp nhưng không thể đứng tên".

Thời điểm từ năm 2000, ông nói làm trong lĩnh vực mua bán đất đai, nhưng không có chứng minh nhân dân, phải thuê người đứng tên mua bán, giấy tờ.

"Năm 2004, nhờ công an quận can thiệp, tôi được Đại học Kinh tế quốc dân cắt tạm trú tại trường, để đăng ký về quận Hoàng Mai, làm chứng minh nhân dân và đăng ký hộ khẩu", ông Hảo cho hay.

Năm 2017, ông Hảo gửi đơn thư lên trường và được xác nhận không tìm thấy Hồ sơ cá nhân của ông, không thấy tên ông trong sổ cấp bằng tốt nghiệp đại học, chỉ thấy tên ông trong sổ điểm. Trường do đó kết luận không đủ cơ sở cấp bằng cho ông Hảo.

"Nếu ông Hảo có đề nghị, trường có thể xác nhận 3 vấn đề: (1) Xác nhận ông là cựu sinh viên lớp Kinh tế Công nghiệp khóa 26, 27 tại trường; (2) Xác nhận kết quả học tập của ông theo bảng điểm từ sổ gốc; (3) Xác nhận trường không còn lưu trữ hồ sơ của ông", theo giấy trả lời của Đại học Kinh tế Quốc dân, được Hiệu trưởng ký ngày 8/11/2017.
1729910687115.png

Tháng 3/2018, do có đơn thư yêu cầu, trường tiếp tục "rà soát lại một lần nữa các tài liệu liên quan" và vẫn đưa câu trả lời tương tự. Tên ông "chỉ có trong sổ điểm tổng hợp, ngoài ra nhà trường không còn bất kỳ tài liệu nào khác liên quan đến ông".

"Từ những lần về nói chuyện thiện chí với trường, tôi nhận ra nói chuyện với họ thật là khó nên lựa chọn cuối cùng là đâm đơn kiện", ông nói.

Trong quá trình giải quyết vụ án, tháng 7/2019, ông được trường giao bằng tốt nghiệp và hồ sơ cá nhân. Vụ kiện do đó được đình chỉ do ông Hảo chủ động rút đơn.

Nói về lý do tiếp tục theo đuổi vụ kiện sau 5 năm, ông Hảo cho hay dù đã được trường trả bằng tốt nghiệp, nhưng lại ghi năm tốt nghiệp là 1994, trong khi ông cho rằng ra trường năm 1989. Ông tiếp tục đề nghị trường cấp lại bằng, chỉnh năm tốt nghiệp là 1989 song không được đáp ứng. Vì thế, ông gửi đơn kiện lần hai.

Trong vụ kiện lần này, ông yêu cầu bồi thường 36,7 tỷ đồng gồm mất thu nhập, gây tổn thất tinh thần, uy tín danh dự; mất cơ hội tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; mất quyền ứng cử, bầu cử, tham gia các tổ chức Đảng, chính quyền, quyền sở hữu và định đoạt các tài sản thiết yếu như ôtô, xe máy, nhà, đất; mất quyền tham gia thành lập và sở hữu, điều hành doanh nghiệp; chi phí liên quan đến gửi nuôi con, xin học, hàn gắn hôn nhân gia đình...

Ngày 25/10, trả lời VnExpress, đại diện trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định "không giữ bằng và giấy tờ gốc của ông Dương Thế Hảo như ông phản ánh".

Về việc ông Hảo đang khởi kiện, vị đại diện nói: "Quan điểm của trường là mọi việc phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trường tôn trọng quyền được khởi kiện của các cá nhân đối với bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào theo đúng quy định của pháp luật".

Thanh Lam
 
Đây là trường hợp điển hình của " điểm nghẽn của điểm nghẽn" của thể chế và cơ chế hệ thống giáo dục VN nói chung và ĐH Kinh tế quốc dân nói riêng . Ông Dương Thế Hảo , nhập học 1984 tốt nghiệp 1989 Trường ĐH KT quốc dân là khoảng thời gian hòa bình, không có chiến tranh . Nhưng Trường lại trả lời không tìm thấy lưu hồ sơ sinh viên của ông Dương Thế Hảo ? Trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng là của lãnh đạo trường ĐHKTQD . Vì vậy đơn kiện và đòi bồi thường của ông Dương Thế Hảo là hợp pháp và chính đáng .Vụ án này cần được cấp Tòa án Hành chính tối cao xét xử mới giải quyết triệt để. Phải trả lại đầy đủ quyền lợi tinh thần và vật chất cho ông Dương Thế Hảo.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top