Cuộc tái thiết giao thông TP HCM sau thống nhất

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 2

Phan Hiền

Thành viên nổi tiếng
Nhớ lại những ngày sau thống nhất, chạy xe trên con đường lỗ chỗ hố bom, ông Lê Văn Chắc không nghĩ 50 năm sau, TP HCM có thể hình thành mạng lưới giao thông dày đặc như ngày nay.

1744857318315.png

(Xa lộ Hà Nội (trước 1975 là Xa lộ Biên Hòa) nối TP HCM với thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), được xây dựng từ năm 1957 đến 1961 - Ảnh: Tư liệu)

Chiều 30/4/1975, đất nước vừa thống nhất, lực lượng giao thông công chánh R thuộc Trung ương Cục Miền Nam lập tức được điều động vào tiếp quản Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc khởi đầu cho cuộc tái thiết hòa bình. Trong bầu không khí khẩn trương, Tổ Tiếp quản ngành Giao thông công chánh được lập chỉ với 25 cán bộ, nhưng phải tiếp quản diện tích lên đến 15.000 ha nội thành và hơn 200.000 ha ngoại thành.

"Ưu tiên nhất lúc đó là lo sửa chữa, duy trì ổn định mạch giao thông", ông Lê Văn Chắc, 86 tuổi, một trong 25 cán bộ thuộc Tổ Tiếp quản hồi tưởng.

Hạ tầng các quận trung tâm ít hư hại, nhưng ngoại thành bị tàn phá nặng nề, trở thành "vùng trắng" về giao thông. Đường sá chồng chất hố bom, cầu cống sập đổ, không đi lại được.

Suốt mấy tháng đầu tiếp quản, ông Chắc cùng đồng nghiệp chạy khắp thành phố trên chiếc xe Jeep khảo sát để sắp xếp lại luồng, tuyến vận tải.... Sáng sớm, họ từ Tỉnh lộ 15 qua Củ Chi nhấp nhô miệng hầm, hố đào, đến chiều lại quay về Gò Vấp, ăn vội cơm nguội rồi đi tiếp tới bãi than đá ở Bình Thạnh - nơi sau này được chọn để đặt Bến xe Miền Đông (cũ). Nhiều con đường dài hàng chục km như Tỉnh lộ 7 (huyện Củ Chi) nhưng không một bóng người, cảnh tượng hoang tàn, không còn sức sống.

"Từ những ngày giao thông hoang sơ, yếu kém vậy, tôi không thể hình dung được giao thông thành phố sẽ phát triển như ngày hôm nay", ông Chắc nói.

1744857629348.png

(Sau 50 năm, con đường được mở rộng nhiều so với thời mới xây dựng. Hiện, tuyến metro đầu tiên của thành phố cũng chạy dọc xa lộ này - Ảnh: Quỳnh Trần)

50 năm từ ngày thống nhất, TP HCM hiện có hơn 5.000 km đường bộ, trở thành đầu mối giao thông trọng yếu của các tỉnh phía Nam với hai tuyến cao tốc nối liền miền Tây và Đông Nam Bộ, cùng các quốc lộ huyết mạch như 1, 13, 22... Hệ thống giao thông trở thành "mạch máu" phát triển kinh tế của "đầu tàu" cả nước.




Trích nguồn tin: vnexpress.net
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

, 19/04/2025

Back
Top