Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Tự bào chữa cho bản thân, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nói vụ án là bài học sâu sắc cho các cán bộ còn đương nhiệm, không nên vì cả nể, nể nang mà làm sai nhiệm vụ.
Vụ án là bài học sâu sắc cho cán bộ đương nhiệm
Ngày 30/10, phiên tòa xét xử 13 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC, Sở Y tế Bắc Ninh và các đơn vị liên quan bước sang ngày làm việc thứ 2. Hội đồng xét xử (HĐXX) dành phần lớn thời gian cho các bị cáo và luật sư đưa ra lời bào chữa.
Đứng trước bục khai báo, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bật khóc khi nhắc đến người thân và mong muốn sớm được trở về chăm sóc mẹ già.
Trong khoảng 10 phút tự bào chữa, ông Chiến trình bày bối cảnh thực hiện 6 dự án cung cấp thiết bị y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện khi địa phương gặp nhiều khó khăn về kinh tế để xin tòa xem xét.
Bị cáo khẳng định với vai trò là người đứng đầu tỉnh Bắc Ninh, bị cáo đã luôn cùng các cán bộ cấp dưới làm việc tận tụy để đưa tỉnh trở thành cái tên top đầu cả nước ở nhiều lĩnh vực, được đánh giá cao thời gian qua.
Cũng với vai trò là người đứng đầu, để xảy ra sai phạm trong vụ án phân chia các gói thầu cho Công ty AIC và Công ty Sông Hồng, ông Nguyễn Nhân Chiến nói "rất đau xót".
Cuối phần trình bày, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cúi đầu nói xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và khẳng định đây sẽ là bài học sâu sắc cho bản thân.
Bị cáo cũng mong vụ án này sẽ là bài học sâu sắc cho các cán bộ còn đương nhiệm, không nên vì cả nể, nể nang mà làm sai nhiệm vụ; phải hiểu, sống và làm việc thượng tôn pháp luật.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến (Ảnh: Mạnh Hùng).
Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh, với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, để người dân trên cả nước được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao, Đảng và Nhà nước đã phải huy động mọi nguồn vốn để đầu tư, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng, tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từ địa phương đến trung ương.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách nói chung và hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế nói riêng, một số cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt trong đó có những người là đảng viên, công chức giữ vai trò quản lý đã không giữ được bản lĩnh trước cám dỗ vật chất.
Quá trình triển khai mua sắm các trang thiết bị y tế tại 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh, nhiều bị cáo là cán bộ đã thông đồng, cấu kết với doanh nghiệp gây thất thoát, lãng phí ngân sách của Nhà nước.
Các bị cáo là cựu lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh như: ông Nguyễn Nhân Chiến, ông Nguyễn Tử Quỳnh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh), ông Nguyễn Hạnh Chung (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh) đã nhận tiền của Công ty AIC, Công ty Sông Hồng để cho các công ty này trúng thầu 6 dự án mua sắm trang thiết bị y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
Trong đó, cựu Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến là người nhận hối lộ nhiều nhất nên phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn.
Ông Chiến bị VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án 48-60 tháng tù về tội Nhận hối lộ.
Hơn 600 cá nhân xin giảm án cho cựu Chủ tịch tỉnh
Trong phần tự bào chữa, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh dành lời hoàn toàn cho luật sư Trần Nam Long.
Luật sư Long cho rằng, mức án Viện kiểm sát đề nghị đối với thân chủ của mình từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù là rất nhân văn.
Ông Long trình bày, những lần ông Quỳnh nhận tiền của Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch AIC) đều vào dịp lễ, Tết, sinh nhật nên lẫn lộn giữa quà tình cảm và hành vi phạm tội.
Toàn bộ số tiền ông Quỳnh nhận, dù xác định là cảm ơn hay hối lộ, đều đã được nộp lại trong giai đoạn điều tra, tổng cộng 10,1 tỷ đồng, và khắc phục thêm 300 triệu đồng.
Sau khi vướng vào vòng lao lý, hơn 600 cá nhân đã có đơn xin giảm án cho cựu Chủ tịch tỉnh.
Luật sư của cựu Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hạnh Chung trình bày, thời điểm thực hiện 6 gói thầu, các bệnh viện tuyến huyện chưa được đầu tư thiết bị y tế nên còn nhiều khó khăn, dẫn tới các bệnh nhân không có thiết bị khám chữa bệnh.
Luật sư bào chữa, do mong muốn sớm có các trang thiết bị phục vụ việc khám chữa bệnh cho dân nên ông Chung mới sai phạm.
Sau đó, ông Chung đã nộp lại toàn bộ 600 triệu đồng tiền hưởng lợi và gia đình nộp thêm 100 triệu đồng khắc phục hậu quả.
Luật sư đề nghị tòa xem xét cựu Giám đốc Sở Y tế với vai trò là thầy thuốc nhân dân, có chuyên môn cao trong lĩnh vực y tế, đã từng cứu chữa nhiều người bệnh, từ đó áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt.
Sau gần 7 tiếng làm việc liên tục, xuyên trưa, đến 14h30 ngày 30/10, phiên tòa kết thúc phần tranh luận, chuyển sang nghị án. Tòa dự kiến tuyên án vào chiều 1/11.
Vụ án là bài học sâu sắc cho cán bộ đương nhiệm
Ngày 30/10, phiên tòa xét xử 13 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC, Sở Y tế Bắc Ninh và các đơn vị liên quan bước sang ngày làm việc thứ 2. Hội đồng xét xử (HĐXX) dành phần lớn thời gian cho các bị cáo và luật sư đưa ra lời bào chữa.
Đứng trước bục khai báo, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bật khóc khi nhắc đến người thân và mong muốn sớm được trở về chăm sóc mẹ già.
Trong khoảng 10 phút tự bào chữa, ông Chiến trình bày bối cảnh thực hiện 6 dự án cung cấp thiết bị y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện khi địa phương gặp nhiều khó khăn về kinh tế để xin tòa xem xét.
Bị cáo khẳng định với vai trò là người đứng đầu tỉnh Bắc Ninh, bị cáo đã luôn cùng các cán bộ cấp dưới làm việc tận tụy để đưa tỉnh trở thành cái tên top đầu cả nước ở nhiều lĩnh vực, được đánh giá cao thời gian qua.
Cũng với vai trò là người đứng đầu, để xảy ra sai phạm trong vụ án phân chia các gói thầu cho Công ty AIC và Công ty Sông Hồng, ông Nguyễn Nhân Chiến nói "rất đau xót".
Cuối phần trình bày, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cúi đầu nói xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và khẳng định đây sẽ là bài học sâu sắc cho bản thân.
Bị cáo cũng mong vụ án này sẽ là bài học sâu sắc cho các cán bộ còn đương nhiệm, không nên vì cả nể, nể nang mà làm sai nhiệm vụ; phải hiểu, sống và làm việc thượng tôn pháp luật.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến (Ảnh: Mạnh Hùng).
Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh, với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, để người dân trên cả nước được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao, Đảng và Nhà nước đã phải huy động mọi nguồn vốn để đầu tư, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng, tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từ địa phương đến trung ương.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách nói chung và hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế nói riêng, một số cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt trong đó có những người là đảng viên, công chức giữ vai trò quản lý đã không giữ được bản lĩnh trước cám dỗ vật chất.
Quá trình triển khai mua sắm các trang thiết bị y tế tại 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh, nhiều bị cáo là cán bộ đã thông đồng, cấu kết với doanh nghiệp gây thất thoát, lãng phí ngân sách của Nhà nước.
Các bị cáo là cựu lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh như: ông Nguyễn Nhân Chiến, ông Nguyễn Tử Quỳnh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh), ông Nguyễn Hạnh Chung (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh) đã nhận tiền của Công ty AIC, Công ty Sông Hồng để cho các công ty này trúng thầu 6 dự án mua sắm trang thiết bị y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
Trong đó, cựu Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến là người nhận hối lộ nhiều nhất nên phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn.
Ông Chiến bị VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án 48-60 tháng tù về tội Nhận hối lộ.
Hơn 600 cá nhân xin giảm án cho cựu Chủ tịch tỉnh
Trong phần tự bào chữa, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh dành lời hoàn toàn cho luật sư Trần Nam Long.
Luật sư Long cho rằng, mức án Viện kiểm sát đề nghị đối với thân chủ của mình từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù là rất nhân văn.
Ông Long trình bày, những lần ông Quỳnh nhận tiền của Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch AIC) đều vào dịp lễ, Tết, sinh nhật nên lẫn lộn giữa quà tình cảm và hành vi phạm tội.
Toàn bộ số tiền ông Quỳnh nhận, dù xác định là cảm ơn hay hối lộ, đều đã được nộp lại trong giai đoạn điều tra, tổng cộng 10,1 tỷ đồng, và khắc phục thêm 300 triệu đồng.
Sau khi vướng vào vòng lao lý, hơn 600 cá nhân đã có đơn xin giảm án cho cựu Chủ tịch tỉnh.
Luật sư của cựu Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hạnh Chung trình bày, thời điểm thực hiện 6 gói thầu, các bệnh viện tuyến huyện chưa được đầu tư thiết bị y tế nên còn nhiều khó khăn, dẫn tới các bệnh nhân không có thiết bị khám chữa bệnh.
Luật sư bào chữa, do mong muốn sớm có các trang thiết bị phục vụ việc khám chữa bệnh cho dân nên ông Chung mới sai phạm.
Sau đó, ông Chung đã nộp lại toàn bộ 600 triệu đồng tiền hưởng lợi và gia đình nộp thêm 100 triệu đồng khắc phục hậu quả.
Luật sư đề nghị tòa xem xét cựu Giám đốc Sở Y tế với vai trò là thầy thuốc nhân dân, có chuyên môn cao trong lĩnh vực y tế, đã từng cứu chữa nhiều người bệnh, từ đó áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt.
Sau gần 7 tiếng làm việc liên tục, xuyên trưa, đến 14h30 ngày 30/10, phiên tòa kết thúc phần tranh luận, chuyển sang nghị án. Tòa dự kiến tuyên án vào chiều 1/11.
Nguồn: Dân Trí