Cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng: Từ ‘bản hợp đồng ngầm’ mùa dịch đến đề nghị truy tố tội nhận hối lộ

ntcdung2011
David Dũng
Phản hồi: 3

David Dũng

Thành viên nổi tiếng
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và dấu hiệu “bán quyền lực”: Vì sao bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ?

Từng là người đứng đầu một tỉnh, từng lên tiếng chỉ đạo phòng chống đại dịch Covid-19, nhưng đến nay, ông Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương – lại đối diện với cáo buộc “nhận hối lộ” sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn thay đổi tội danh từ “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
1748221277693.png

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương​

Câu hỏi đặt ra là: Điều gì khiến nhà chức trách nhận định ông Thăng không chỉ là người buông lỏng quản lý mà còn trực tiếp nhúng tay vào hành vi tham nhũng?
Kịch bản sắp đặt trước một cuộc chỉ định thầu

Theo kết luận điều tra, trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng năm 2021, ông Phạm Xuân Thăng – khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương – đã chủ động chỉ đạo UBND tỉnh ký hợp đồng với Công ty Việt Á, đơn vị đang được Bộ Y tế giới thiệu về địa phương hỗ trợ xét nghiệm.

Tuy nhiên, việc “giới thiệu” này nhanh chóng bị biến tướng. Ngay tại các cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy, ông Thăng khẳng định Công ty Việt Á là “đơn vị tin cậy” và chỉ đạo “ưu tiên số một là xét nghiệm bằng kit của Việt Á”.

Lời chỉ đạo ấy, về sau, trở thành cơ sở để CDC Hải Dương làm thủ tục chỉ định thầu, ký hợp đồng và thanh toán theo giá 470.000 đồng/bộ kit, một mức giá đã được Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT Việt Á – tự ý nâng khống, gây thiệt hại hơn 73,8 tỷ đồng ngân sách.
Cuộc gặp trong phòng làm việc và 100.000 USD tiền “cảm ơn”
Cũng trong thời gian Việt Á hoạt động ở Hải Dương, ông Phan Quốc Việt đã trực tiếp đến phòng làm việc của ông Thăng. Tại đây, doanh nhân này đưa cho ông Thăng 100.000 USD – một con số không nhỏ giữa lúc dịch bệnh khiến cả hệ thống chính trị căng mình chống đỡ.
Chưa dừng lại, ông Phạm Duy Tuyến – Giám đốc CDC Hải Dương lúc đó – còn đưa tiếp cho ông Thăng 600 triệu đồng và 50.000 USD. Toàn bộ số tiền này, theo kết luận điều tra, có mục đích “bôi trơn” để các chỉ đạo và thủ tục “chạy” nhanh, hiệu quả.
Từ dấu hiệu hình sự đến bản chất vụ việc
Ban đầu, ông Thăng bị khởi tố theo Điều 222 Bộ luật Hình sự – tội “vi phạm quy định về đấu thầu”. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ bản chất thực sự của hành vi: ông Thăng không chỉ sai về thủ tục, mà còn dùng quyền lực để ban phát lợi ích đổi lấy tiền mặt.

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn nhận định: “Việc ông Phạm Xuân Thăng chỉ đạo UBND tỉnh, can thiệp vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước vì mục đích nhận tiền, đã vượt xa dấu hiệu của một hành vi vi phạm hành chính hay sai sót đấu thầu. Đó là một điển hình của tội nhận hối lộ”.

Đồng quan điểm, luật sư Bùi Phan Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: "Việc chỉ định thầu chỉ là lớp vỏ hợp thức hóa cho sự áp đặt từ trước. Mọi quyết định chọn Việt Á đã được ấn định ngay từ khi ông Thăng phát ngôn ưu tiên doanh nghiệp này.”
Từ một lãnh đạo đầu tỉnh, từng phát ngôn mạnh mẽ chống dịch, ông Phạm Xuân Thăng nay đối diện với cáo buộc nghiêm trọng nhất trong các tội phạm về chức vụ. Những khoản tiền mặt được đưa – không qua trung gian, không giấy tờ – chính là lời chứng rành rành cho thứ quyền lực bị "bán rẻ" giữa đại dịch.

Khi niềm tin của nhân dân bị xói mòn không phải vì virus, mà vì những người nắm giữ sinh mệnh chính trị nhưng lại thay đổi số phận cộng đồng bằng phong bì đô la, thì đó là lúc xã hội cần truy đến tận cùng mọi hành vi sai phạm, để đòi lại công lý – không chỉ trên giấy, mà trong lòng dân.
Nêu quan điểm về việc này, luật sư Bùi Phan Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc đề nghị VKSND Tối cao phê chuẩn quyết định thay đổi tội danh này vì theo kết luận điều tra, ngoài việc ông Phạm Xuân Thăng nhận tiền từ Việt Á và qua trung gian, thì trong buổi họp trực tuyến phòng chống dịch, ông này đã chỉ đạo "thực hiện hợp đồng kinh tế với Việt Á và ưu tiên số một là xét nghiệm vì Việt Á đã vào cuộc với chúng ta, đây là một công ty tin cậy, Bộ trưởng Y tế đã khẳng định".

Từ chỉ đạo này, CDC Hải Dương phối hợp cùng Việt Á làm thủ tục chỉ định thầu, ký hợp đồng và thanh toán theo giá doanh nghiệp đưa ra là 470.000 đồng/kit.

Luật sư Phan Anh nhấn mạnh, như vậy, việc chọn Việt Á đã được thực hiện trước khi chỉ định thầu, việc chỉ định thầu chỉ là hình thức để hợp pháp hóa chỉ đạo của Phạm Xuân Thăng.

“Theo kết luận điều tra, ông Phan Quốc Việt đưa cho ông Phạm Xuân Thăng 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng). Ông Thăng còn được ông Phạm Duy Tuyến, khi đó là Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương đưa 600 triệu đồng và 50.000 USD. Như vậy, ông Phạm Xuân Thăng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp và qua trung gian nhận tiền, để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ", luật sư Phan Anh phân tích về dấu hiệu nhận hối lộ của ông Thăng.

Cơ quan điều tra xác định khi dịch Covid-19 bùng phát, CDC Hải Dương mua hơn 226.000 kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất, trị giá hơn 106 tỷ đồng. Mức giá trên đã được Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á cùng đồng phạm tự nâng khống.
Việc làm này của Phan Quốc Việt gây thiệt hại hơn 73,8 tỷ đồng cho chính quyền tỉnh Hải Dương. Nguồn: Tiền Phong
 
Covid lại sắp tái xuất hiện ở một số địa phương rồi, liệu có xuất hiện bóng ma của Việt Á nữa hay không ? ông cựu BT Phạm Xuân Thăng, lợi dụng quyền lực của đảng và nhà nước giao cho để tạo cho Việt Á bóc lột người bệnh và nhận hối lộ hàng chục tỉ đồng . Đây là tội ác vô cùng tàn nhẫn phải bị trừng trị thích đáng .
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top