Đại biểu Quốc hội hỏi: còn bao nhiêu tiến sĩ rởm như Vương Tấn Việt?

Hải Lam
Trần Dương
Phản hồi: 0

Trần Dương

New member
Sáng 26/10, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) nêu ý kiến, vừa qua đã xảy ra một hiện tượng xã hội không ai ngờ tới, đó là trường hợp của trụ trì chùa Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Vương Tấn Việt, sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp nhưng sau đó vẫn có bằng đại học, thậm chí là cả bằng tiến sĩ.
ĐBQH Trần Quốc Tuấn đặt vấn đề, không biết bằng cách nào ông Vương Tấn Việt đã đăng ký học và được cấp 2 bằng đại học, một bằng tiến sĩ. Cả 2 bằng đại học đều thuộc hệ đào tạo từ xa và hệ vừa học vừa làm.
Đáng nói ở đây là việc sử dụng bằng cấp ba giả chỉ bị phanh phui trên các trang mạng xã hội chứ không phải do chính cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành giáo dục xác minh.
Thực tế này, theo ông Tuấn, làm cho nhiều cử tri băn khoăn, lo lắng về uy tín và chất lượng đào tạo cấp bằng của ngành giáo dục hiện nay.

“Cử tri cho rằng, ngoài trường hợp này còn có bao nhiêu trường hợp tương tự nữa đang tồn tại? Những tiến sĩ rởm ấy đang ở đâu? Họ đã và đang làm gì, có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan Nhà nước hay sự phát triển của cộng đồng xã hội hay không? Vấn đề này cần sớm được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, rà soát", đại biểu đề nghị.
Trước đó, theo kết quả xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp. Ông Việt thừa nhận việc này và tự nguyện giao nộp các văn bằng để xử lý theo quy định.

Ông Vương Tấn Việt (sinh năm 1959) tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường Đại học Ngoại ngữ - nay là Trường Đại học Hà Nội; tốt nghiệp đại học ngành Luật năm 2019 tại Trường Đại học Luật Hà Nội (văn bằng 2 - vừa học vừa làm).

Ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành Luật văn bằng 2 - vừa học vừa làm ngày 15/1/2019, xếp hạng loại giỏi.

Đến ngày 26/11/2019, ông Vương Tấn Việt trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019-2023) của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 26/12/2019, học viên được công nhận nghiên cứu sinh. Đến ngày 9/12/2021, nghiên cứu sinh này bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường.

Ngày 17/3/2022, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt được cấp bằng tiến sĩ ngành Luật Hiến pháp - hành chính theo Quyết định số 1141/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.
1730021508989.png

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn
Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh (tháng 12/2019) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3/2022) là 2 năm, 3 tháng là đáp ứng và tuân thủ Quy chế Đào tạo tiến sĩ của Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tuy nhiên, tất cả mọi văn bằng nêu trên đều không có giá trị, khi mà ngay từ đầu, ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp để tham gia các khóa đào tạo nêu trên.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top