Ngày 28/4, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Một điểm đáng chú ý là đề xuất cho phép bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong một số trường hợp nhằm giảm tải kho bãi và tránh lãng phí tài sản.
Theo dự thảo, việc bán phương tiện, tang vật vi phạm được áp dụng khi các điều kiện bảo quản không đảm bảo, phương tiện có thời hạn sử dụng dưới 6 tháng, dễ bị hư hỏng, xuống cấp nhanh hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, trường hợp không có địa điểm bảo quản phù hợp hoặc không thể thuê được kho, bãi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng thuộc diện được bán.
Số tiền thu từ việc bán tang vật, phương tiện vi phạm sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Nếu hết thời hạn xử lý theo quy định mà chủ phương tiện không đến nhận, số tiền này sẽ được chuyển nộp vào ngân sách.
(Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. - Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc bổ sung quy định này nhằm rút ngắn thời gian xử lý tang vật, phương tiện, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong quản lý, đồng thời hạn chế nguy cơ hư hỏng, thất thoát tài sản.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Phan Văn Mãi đều bày tỏ sự đồng tình. Tuy nhiên, các cơ quan thẩm tra lưu ý cần rà soát kỹ quy định để đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của công dân, tránh gây ảnh hưởng bất lợi cho người dân.
(Xe tang vật vi phạm hư hỏng được xếp chồng chất tại bãi tạm giữ của Công an TP HCM. - Ảnh: Đình Văn)
Thực tế, tình trạng tồn đọng phương tiện vi phạm đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Tại TP.HCM, kho tang vật lớn nhất rộng 20.000 m² đang lưu giữ hơn 17.000 xe vi phạm, vượt xa sức chứa, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 tới.
Theo dự thảo, việc bán phương tiện, tang vật vi phạm được áp dụng khi các điều kiện bảo quản không đảm bảo, phương tiện có thời hạn sử dụng dưới 6 tháng, dễ bị hư hỏng, xuống cấp nhanh hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, trường hợp không có địa điểm bảo quản phù hợp hoặc không thể thuê được kho, bãi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng thuộc diện được bán.
Số tiền thu từ việc bán tang vật, phương tiện vi phạm sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Nếu hết thời hạn xử lý theo quy định mà chủ phương tiện không đến nhận, số tiền này sẽ được chuyển nộp vào ngân sách.

(Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. - Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc bổ sung quy định này nhằm rút ngắn thời gian xử lý tang vật, phương tiện, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong quản lý, đồng thời hạn chế nguy cơ hư hỏng, thất thoát tài sản.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Phan Văn Mãi đều bày tỏ sự đồng tình. Tuy nhiên, các cơ quan thẩm tra lưu ý cần rà soát kỹ quy định để đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của công dân, tránh gây ảnh hưởng bất lợi cho người dân.

(Xe tang vật vi phạm hư hỏng được xếp chồng chất tại bãi tạm giữ của Công an TP HCM. - Ảnh: Đình Văn)
Thực tế, tình trạng tồn đọng phương tiện vi phạm đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Tại TP.HCM, kho tang vật lớn nhất rộng 20.000 m² đang lưu giữ hơn 17.000 xe vi phạm, vượt xa sức chứa, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 tới.
Ngoài nội dung trên, dự luật tăng mức xử phạt hành chính tối đa lĩnh vực an ninh trật tự từ 40 lên 75 triệu đồng. Mức phạt tối đa đối với lĩnh vực cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính từ 40 lên 50 triệu đồng.
Dự thảo bãi bỏ điều từ 38 đến 51 quy định về thẩm quyền xử phạt của một số chức danh cụ thể để phù hợp với việc bỏ cấp huyện và sắp xếp lại đơn vị cấp xã. Bộ Tư pháp cho biết thay vì liệt kê chức danh có thẩm quyền xử phạt như luật hiện hành, dự thảo sẽ điều chỉnh theo hướng quy định chung về thẩm quyền xử phạt theo lĩnh vực quản lý nhà nước, cũng như áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.