Phoebe
Thành viên tích cực
Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức HĐND cấp quận, phường để giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm ngân sách, bảo đảm các chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính được thông suốt.
Đề xuất được nêu trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, đang được Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ.
Bộ Nội vụ cho rằng ở khu vực đô thị gồm quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã của thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không cần thiết tổ chức Hội đồng Nhân dân (HĐND). Những đơn vị hành chính này chỉ tổ chức Ủy ban Nhân dân (UBND), hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính và trực thuộc UBND cấp trên. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND sẽ do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.
Ngược lại, đối với khu vực nông thôn, bao gồm tỉnh, huyện, xã, thị trấn (ngoại trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức đầy đủ cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm cả HĐND và UBND.
Theo Bộ Nội vụ, việc tổ chức chính quyền địa phương hiện nay bộc lộ một số bất cập, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện hành chưa thực sự phù hợp với đặc thù của địa bàn đô thị, dẫn đến việc Quốc hội phải ban hành các Nghị quyết riêng biệt để quy định tổ chức chính quyền đô thị cho Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng. Một điểm chung trong các nghị quyết này là đều quy định không tổ chức HĐND cấp quận, phường.
Trên phạm vi cả nước, phần lớn các đơn vị hành chính vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm cả HĐND và UBND. Điều này khiến bộ máy chính quyền địa phương các cấp cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chưa đáp ứng được mục tiêu tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động theo chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong khi đó, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chính quyền đô thị bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực; bộ máy tổ chức chính quyền đô thị tinh gọn, giảm đầu mối, cấp trung gian, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Việc không tổ chức HĐND ở một số cấp bảo đảm các chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới được thông suốt, hoạt động có hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng tổ chức chính quyền đô thị không chỉ đơn thuần là việc có hay không có HĐND tại mỗi loại đơn vị hành chính đô thị, mà còn bao gồm cả việc thiết kế cơ cấu tổ chức của các cơ quan, bộ phận hợp thành chính quyền đô thị. Nói cách khác, cần xem xét tổng thể cấu trúc và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chính quyền đô thị, chứ không chỉ tập trung vào việc tồn tại hay không tồn tại của HĐND.
Ngoài ra theo Ủy ban, một mô hình duy nhất cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc, đồng loạt cho tất cả các đơn vị hành chính đô thị. Thay vào đó, cần có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với đặc thù riêng của từng địa phương, bao gồm vị trí, vai trò, diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Sự linh hoạt này là yếu tố then chốt để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mỗi đô thị có những đặc điểm và thách thức riêng, do đó, một mô hình được "đo ni đóng giày" sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với một mô hình áp dụng chung.
Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ và Bộ Nội vụ tổng kết bài bản và toàn diện về vấn đề này, lấy ý kiến rộng rãi từ các địa phương, cơ quan, tổ chức hữu quan, cũng như các chuyên gia và nhà khoa học. Việc thu thập ý kiến đa chiều sẽ giúp có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về thực trạng và nhu cầu. Sau đó, các cơ quan tiếp tục rà soát và nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung liên quan để đưa ra những đề xuất phù hợp về mô hình chính quyền đô thị trong dự thảo Luật. Điều này đảm bảo rằng các quy định được ban hành sẽ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc.
Ủy ban này cũng đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung đánh giá tác động và các thuyết minh, số liệu cụ thể về số lượng biên chế và đầu mối của HĐND và UBND các cấp dự kiến giảm được khi thực hiện theo các quy định mới của dự thảo Luật. Việc này nhằm làm rõ những lợi ích về mặt hiệu quả hành chính và tiết kiệm ngân sách khi thay đổi mô hình chính quyền đô thị có thể mang lại.
Nhằm bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ cũng đề xuất nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn. UBND hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND và từng thành viên. Ngoài ra, dự Luật hướng đến mở rộng thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND; bổ sung quy định về giao phụ trách, điều hành hoạt động của UBND (trong thời gian khuyết Chủ tịch UBND và chưa giao quyền Chủ tịch UBND) nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Dự án Luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp bất thường tháng 2.
Nguồn: VnExpress
Đề xuất được nêu trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, đang được Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ.
Bộ Nội vụ cho rằng ở khu vực đô thị gồm quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã của thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không cần thiết tổ chức Hội đồng Nhân dân (HĐND). Những đơn vị hành chính này chỉ tổ chức Ủy ban Nhân dân (UBND), hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính và trực thuộc UBND cấp trên. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND sẽ do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.
Ngược lại, đối với khu vực nông thôn, bao gồm tỉnh, huyện, xã, thị trấn (ngoại trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức đầy đủ cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm cả HĐND và UBND.
Theo Bộ Nội vụ, việc tổ chức chính quyền địa phương hiện nay bộc lộ một số bất cập, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện hành chưa thực sự phù hợp với đặc thù của địa bàn đô thị, dẫn đến việc Quốc hội phải ban hành các Nghị quyết riêng biệt để quy định tổ chức chính quyền đô thị cho Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng. Một điểm chung trong các nghị quyết này là đều quy định không tổ chức HĐND cấp quận, phường.
Trên phạm vi cả nước, phần lớn các đơn vị hành chính vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm cả HĐND và UBND. Điều này khiến bộ máy chính quyền địa phương các cấp cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chưa đáp ứng được mục tiêu tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động theo chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong khi đó, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chính quyền đô thị bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực; bộ máy tổ chức chính quyền đô thị tinh gọn, giảm đầu mối, cấp trung gian, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Việc không tổ chức HĐND ở một số cấp bảo đảm các chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới được thông suốt, hoạt động có hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Media Quốc hội
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng tổ chức chính quyền đô thị không chỉ đơn thuần là việc có hay không có HĐND tại mỗi loại đơn vị hành chính đô thị, mà còn bao gồm cả việc thiết kế cơ cấu tổ chức của các cơ quan, bộ phận hợp thành chính quyền đô thị. Nói cách khác, cần xem xét tổng thể cấu trúc và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chính quyền đô thị, chứ không chỉ tập trung vào việc tồn tại hay không tồn tại của HĐND.
Ngoài ra theo Ủy ban, một mô hình duy nhất cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc, đồng loạt cho tất cả các đơn vị hành chính đô thị. Thay vào đó, cần có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với đặc thù riêng của từng địa phương, bao gồm vị trí, vai trò, diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Sự linh hoạt này là yếu tố then chốt để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mỗi đô thị có những đặc điểm và thách thức riêng, do đó, một mô hình được "đo ni đóng giày" sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với một mô hình áp dụng chung.
Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ và Bộ Nội vụ tổng kết bài bản và toàn diện về vấn đề này, lấy ý kiến rộng rãi từ các địa phương, cơ quan, tổ chức hữu quan, cũng như các chuyên gia và nhà khoa học. Việc thu thập ý kiến đa chiều sẽ giúp có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về thực trạng và nhu cầu. Sau đó, các cơ quan tiếp tục rà soát và nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung liên quan để đưa ra những đề xuất phù hợp về mô hình chính quyền đô thị trong dự thảo Luật. Điều này đảm bảo rằng các quy định được ban hành sẽ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc.
Ủy ban này cũng đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung đánh giá tác động và các thuyết minh, số liệu cụ thể về số lượng biên chế và đầu mối của HĐND và UBND các cấp dự kiến giảm được khi thực hiện theo các quy định mới của dự thảo Luật. Việc này nhằm làm rõ những lợi ích về mặt hiệu quả hành chính và tiết kiệm ngân sách khi thay đổi mô hình chính quyền đô thị có thể mang lại.
Nhằm bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ cũng đề xuất nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn. UBND hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND và từng thành viên. Ngoài ra, dự Luật hướng đến mở rộng thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND; bổ sung quy định về giao phụ trách, điều hành hoạt động của UBND (trong thời gian khuyết Chủ tịch UBND và chưa giao quyền Chủ tịch UBND) nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Dự án Luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp bất thường tháng 2.
Nguồn: VnExpress
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: