Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, chính sách cho nhà giáo có ưu ái nhưng cũng phải có kỷ luật nghiêm minh. Khi cơ quan quản lý điều động phải làm như quân đội, điều đi phải đi, không đi là nghỉ việc.
Sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Có cô giáo cắm bản 10-20 năm vẫn phải cắm bản
Đề cập đến Điều 19 và 21 trong dự thảo Luật liên quan việc điều động và thuyên chuyển nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, quy định rành mạch hơn.
Ông dẫn chứng quy định "Nhà giáo đã công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên được cho thuyên chuyển khi nơi đến đồng ý tiếp nhận". Song thực tế, nhiều nơi lấy đủ lý do như đã đủ biên chế để không nhận, dẫn đến tình trạng có cô giáo cắm bản 10-20 năm vẫn phải cắm bản.
"Lần này làm Luật Nhà giáo và sau này là Luật Giáo dục, phải tháo gỡ được chỗ này. Muốn vậy, ta đồng ý cho giáo viên thuyên chuyển theo nguyện vọng, nhưng cũng phải gắn với quy định về điều động. Tức là cơ quan quản lý có quyền điều động giáo viên đã đủ 3 năm ở vùng khó khăn về những nơi điều kiện tốt hơn để thực hiện chính sách vượt trội với đối tượng này", ông Phương phân tích.
Theo ông, khi các cơ quan quản lý Nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược thì phải làm, giống như quân đội, đã điều là phải đi, không đi là nghỉ việc.
"Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ "cũng ao ước" có chính sách mạnh trong điều động giáo viên, nhưng việc này cũng rất khác điều động của quân đội, vì ngành giáo dục không quản lý viên chức mà giao cho cấp tỉnh.
Hiện nay, ở cấp tỉnh, trong các huyện khác nhau chỉ điều động ở bậc trung học, còn cấp tiểu học thì huyện này không chuyển sang huyện khác được.
"Đề xuất chính sách giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một thay đổi mang tính cách mạng rồi. Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì sẽ làm tốt, nhưng hiện nay chưa được như quân đội", Bộ trưởng Sơn nói.
"Tuyển dụng giáo viên, cơ quan quản lý đừng nhúng tay vào"
Về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, dự thảo Luật quy định với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.
Nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng với cả cơ sở giáo dục công lập tự chủ hay chưa tự chủ, nên để cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý giáo dục không nên nhúng tay vào.
"Đây là tư tưởng đổi mới, phân cấp phân quyền triệt để. Tuyển dụng để cơ sở giáo dục làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào. Anh tuyển dụng không đúng sẽ bị tuýt còi, anh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Phương nêu quan điểm.
Theo ông, chỉ có cơ sở giáo dục mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn để tuyển dụng giáo viên. Nếu quản lý "thò tay vào" việc tuyển dụng, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng sẽ không còn minh bạch.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thống nhất về tinh thần chung trong quy định của việc tuyển dụng nhà giáo, song ông đề nghị làm rõ điểm khác so với Luật Viên chức khi quy định phân cấp cho cả cơ quan quản lý giáo dục là đang mở ra hay bó buộc hơn với cơ sở giáo dục.
Giải trình làm rõ hơn quy định này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng nhấn mạnh tinh thần phân cấp mạnh, theo dự thảo luật là phân cấp cho cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.
"Phân cấp là đúng, nhưng tại 63 tỉnh thành với hơn 50.000 cơ sở giáo dục thì quy mô khác nhau. Cũng cơ sở giáo dục nhưng trường mầm non với trường trung học khác nhau. Trường trung học ở Hà Nội với trường trung học miền núi, vùng khó rất khác nhau. Nếu trường mầm non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức thì các trường chịu chết", Bộ trưởng nêu thực tế.
Ông cho rằng nếu giao cho họ quyền này có thể thành "thảm họa", chứ không phải giao là làm được.
"Các trường tiểu học cũng nói giao cho họ thì áp lực kinh khủng, dội lên từ các phía. Cho nên đây cũng là một đề nghị chứ không chỉ là ta không phân cấp", Tư lệnh ngành giáo dục chia sẻ và cho rằng nên linh hoạt trong việc này.
Sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Có cô giáo cắm bản 10-20 năm vẫn phải cắm bản
Đề cập đến Điều 19 và 21 trong dự thảo Luật liên quan việc điều động và thuyên chuyển nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, quy định rành mạch hơn.
Ông dẫn chứng quy định "Nhà giáo đã công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên được cho thuyên chuyển khi nơi đến đồng ý tiếp nhận". Song thực tế, nhiều nơi lấy đủ lý do như đã đủ biên chế để không nhận, dẫn đến tình trạng có cô giáo cắm bản 10-20 năm vẫn phải cắm bản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (Ảnh: Phạm Thắng).
"Lần này làm Luật Nhà giáo và sau này là Luật Giáo dục, phải tháo gỡ được chỗ này. Muốn vậy, ta đồng ý cho giáo viên thuyên chuyển theo nguyện vọng, nhưng cũng phải gắn với quy định về điều động. Tức là cơ quan quản lý có quyền điều động giáo viên đã đủ 3 năm ở vùng khó khăn về những nơi điều kiện tốt hơn để thực hiện chính sách vượt trội với đối tượng này", ông Phương phân tích.
Theo ông, khi các cơ quan quản lý Nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược thì phải làm, giống như quân đội, đã điều là phải đi, không đi là nghỉ việc.
"Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ "cũng ao ước" có chính sách mạnh trong điều động giáo viên, nhưng việc này cũng rất khác điều động của quân đội, vì ngành giáo dục không quản lý viên chức mà giao cho cấp tỉnh.
Hiện nay, ở cấp tỉnh, trong các huyện khác nhau chỉ điều động ở bậc trung học, còn cấp tiểu học thì huyện này không chuyển sang huyện khác được.
"Đề xuất chính sách giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một thay đổi mang tính cách mạng rồi. Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì sẽ làm tốt, nhưng hiện nay chưa được như quân đội", Bộ trưởng Sơn nói.
"Tuyển dụng giáo viên, cơ quan quản lý đừng nhúng tay vào"
Về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, dự thảo Luật quy định với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (Ảnh: Phạm Thắng).
Nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng với cả cơ sở giáo dục công lập tự chủ hay chưa tự chủ, nên để cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý giáo dục không nên nhúng tay vào.
"Đây là tư tưởng đổi mới, phân cấp phân quyền triệt để. Tuyển dụng để cơ sở giáo dục làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào. Anh tuyển dụng không đúng sẽ bị tuýt còi, anh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Phương nêu quan điểm.
Theo ông, chỉ có cơ sở giáo dục mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn để tuyển dụng giáo viên. Nếu quản lý "thò tay vào" việc tuyển dụng, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng sẽ không còn minh bạch.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thống nhất về tinh thần chung trong quy định của việc tuyển dụng nhà giáo, song ông đề nghị làm rõ điểm khác so với Luật Viên chức khi quy định phân cấp cho cả cơ quan quản lý giáo dục là đang mở ra hay bó buộc hơn với cơ sở giáo dục.
Giải trình làm rõ hơn quy định này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng nhấn mạnh tinh thần phân cấp mạnh, theo dự thảo luật là phân cấp cho cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (Ảnh: Phạm Thắng).
"Phân cấp là đúng, nhưng tại 63 tỉnh thành với hơn 50.000 cơ sở giáo dục thì quy mô khác nhau. Cũng cơ sở giáo dục nhưng trường mầm non với trường trung học khác nhau. Trường trung học ở Hà Nội với trường trung học miền núi, vùng khó rất khác nhau. Nếu trường mầm non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức thì các trường chịu chết", Bộ trưởng nêu thực tế.
Ông cho rằng nếu giao cho họ quyền này có thể thành "thảm họa", chứ không phải giao là làm được.
"Các trường tiểu học cũng nói giao cho họ thì áp lực kinh khủng, dội lên từ các phía. Cho nên đây cũng là một đề nghị chứ không chỉ là ta không phân cấp", Tư lệnh ngành giáo dục chia sẻ và cho rằng nên linh hoạt trong việc này.
Nguồn: Dân Trí